​Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: Thể hiện ý chí, nguyện vọng của cử tri

Thứ bảy, 02/03/2024 17:47
0:00/ 0:00
Giọng nam
  • Giọng nam
(ĐCSVN) – Thời gian qua, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh, các ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất, bám sát chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền theo Hiến pháp, pháp luật, xác định khâu đột phá “Nâng cao chất lượng, hiệu quả tiếp xúc cử tri và trả lời ý kiến, kiến nghị cử tri”, tổ chức thực hiện có hiệu quả các mặt công tác, hoạt động.
 Các đại biểu HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu biểu quyết thông qua Nghị quyết tại kỳ họp (Ảnh: Quang Vinh)

Năm 2023, Thường trực HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã phối hợp chặt chẽ với Thường trực UBND, Ban Thường trực MTTQ Việt Nam tỉnh và các ngành chức năng tổ chức quán triệt, triển khai các chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, các nghị quyết của HĐND tỉnh và các nhiệm vụ thường xuyên, đột xuất một cách kịp thời, hiệu quả, đúng quy định, đáp ứng nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Năm 2023, 12/12 chỉ tiêu của Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hoàn thành kế hoạch đề ra. Đoàn ĐBQH tỉnh tổ chức lấy ý kiến đóng góp và tham gia góp ý kiến đối với 35 dự án, dự thảo luật; tham gia đóng góp nhiều ý kiến chất lượng, góp phần cùng Quốc hội, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Đoàn ĐBQH tỉnh thực hiện 7 chuyên đề giám sát, hậu giám sát và 7 lượt chất vấn tại nghị trường; tổ chức 45 hội nghị tiếp xúc cử tri với 13.650 cử tri tham dự, qua đó, tiếp thu, ghi nhận 227 ý kiến; tiếp 38 lượt công dân; xử lý hơn 3.938 đơn thư khiếu nại, tố cáo.

Các ĐBQH tỉnh đã không ngừng nỗ lực, dồn hết tâm huyết, trí tuệ, trách nhiệm để hoàn thành nhiệm vụ, đáp ứng được sự tin tưởng kỳ vọng mà cử tri trao gửi.

Năm 2023, HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thông qua 108 nghị quyết, tăng 02 nghị quyết so với năm 2022. Các nghị quyết của HĐND tỉnh được xây dựng, ban hành theo đúng quy trình, thủ tục, thẩm quyền theo quy định; việc rà soát các nghị quyết được tiến hành thường xuyên theo quy định, bảo đảm triển khai hiệu lực, hiệu quả theo các quy định của pháp luật hiện hành.

Đoàn ĐBQH đã chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện các nội dung liên quan đến công tác lập pháp; tổ chức 28 hội nghị, hội thảo với hơn 14.000 lượt người tham dự lấy ý kiến góp ý đối với 35 dự luật trình Kỳ họp bất thường lần thứ Hai, Kỳ họp thứ Năm và Sáu, Quốc hội khóa XV với nhiều hình thức đa dạng. Quá trình lấy ý kiến bảo đảm dân chủ thực chất, có sự tham gia rộng rãi của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và các thành phần liên quan. Nội dung gợi ý thảo luận cụ thể, tập trung vào những vấn đề trọng tâm, những vấn đề có nhiều quan điểm khác nhau. Các ý kiến góp ý luật chất lượng, không chạy theo số lượng, bám sát, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, không bị tác động bởi các quan điểm, tư tưởng lệch lạc. Với những cách làm trên, Đoàn ĐBQH đã tổng hợp được 728 ý kiến tham gia lập pháp có chất lượng.

Tại các Kỳ họp Quốc hội, mỗi đại biểu Quốc hội của Đoàn đã nghiên cứu tham gia thảo luận tại Hội trường và tại Tổ với nhiều ý kiến phát biểu chất lượng, liên quan đến các dự luật. Các ý kiến của Đoàn ĐBQH đã được Ban soạn thảo tổng họp, tiếp thu, giải trình. Bên cạnh đó, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tích cực tham gia cùng Quốc hội rà soát đối với các văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam (trừ Hiến pháp) do các cơ quan ở Trung ương ban hành, còn hiệu lực đến thời điểm hiện nay, tập trung vào 22 lĩnh vực trọng tâm.

Trong công tác giám sát, hậu giám sát, Đoàn triển khai giám sát đối với 07 chuyên đề, trong đó có 02 chuyên đề giám sát tối cao do Quốc hội ủy quyền, 02 chuyên đề do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ủy quyền và 03 chuyên đề giám sát, hậu giám sát thuộc thẩm quyền của Đoàn. Công tác giám sát được chuẩn bị kỹ lưỡng với nhiều hình thức đổi mới, kết hợp giữa khảo sát, xem xét báo cáo với kiểm tra thực tế, tổ chức các cuộc làm việc với UBND tỉnh, UBND cấp huyện, các sở, ban, ngành có liên quan. Thành phần Đoàn giám sát được mở rộng. Nội dung giám sát được các Đoàn ĐBQH tập trung vào các lĩnh vực: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác phòng chống dịch COVID-19, y tế cơ sở, y tế dự phòng; 03 chương trình mục tiêu quốc gia; năng lượng; sách giáo khoa; dự án trọng điểm; chuyển đổi số...

 Hoạt động giám sát của HĐND được triển khai bài bản, qua giám sát chỉ ra những kết quả đạt được và những hạn chế cần khắc phục. (Ảnh: Việt Tiến)

Qua giám sát, đã chỉ ra những kết quả đạt được và những hạn chế cần khắc phục. Công tác theo dõi việc giải quyết các kiến nghị giám sát, khảo sát được chú trọng; Thường trực Tỉnh ủy và các Ban của HĐND tỉnh có văn bản nhắc nhở các cơ quan, đơn vị chậm giải quyết hoặc đưa vào nội dung chất vấn tại phiên họp thảo luận kết hợp chất vấn tại kỳ họp. Việc triển khai các kiến nghị giám sát, khảo sát cơ bản đã được UBND tỉnh và sở, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc. Phát huy vai trò của Thường trưc HĐND tỉnh và các Ban của HĐND trong hoạt động giám sát.

Hoạt động tiếp công dân, tiếp nhận và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân được thực hiện thường xuyên. Năm 2023, 11 Tổ đại biểu HĐND tỉnh đã thực hiện 37 đợt tiếp công dân tại các địa phương nơi ứng cử. Tại các đợt tiếp có 122 lượt công dân trình bày nguyện vọng, gửi các kiến nghị và đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nhị, phản ánh đến các tổ đại biểu và cơ quan chức năng đã giải trình 38 kiến nghị, ghi nhận 86 kiến nghị thuộc thẩm quyền… Qua đó góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của HĐND nói chung, của đại biểu HĐND tỉnh nói riêng trong việc tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn, thư của công dân, tiếp nhận, xử lý đơn thư của công dân theo quy định của pháp luật, đảm bảo việc giải quyết những kiến nghị, đơn thư cho người dân được kịp thời, đúng luật.

Thời gian tới, Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xác định tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lấy ý kiến về công tác lập pháp, xây dựng phần mềm kết nối dữ liệu giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giám sát, hậu giám sát, chất vấn, khắc phục tình trạng dàn trải, chú trọng sâu nội dung; quan tâm theo dõi, xem xét việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát. Chương trình giám sát tập trung vào những vấn đề cử tri đang quan tâm, bức xúc và những nội dung cần tháo gỡ về mặt cơ chế, chính sách pháp luật để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội…/.

Hoàng Mẫn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực