Mức độ nguy hiểm của động đất
|
Động đất gây ra sóng thần |
Động đất là một nguyên nhân gây ra sóng thần. Khi xảy ra động đất ở trong lòng đại dương, sức địa chấn đẩy khối nước khổng lồ lên cao. Trong khoảng mấy trăm km2 khối nước bị đẩy lên cao rồi rơi xuống, tạo ra những đợt sóng lớn tràn qua các đạI dương rồi đổ bộ vào đất liền. Đôi khi động đất còn khiến núi lửa hoạt động, thậm chí là những núi lửa đã tắt từ lâu. Do lòng đất bị nứt ra tạo cơ hội cho nhũng dòng magma phun trào. Những hiện tượng này khi kết hợp với nhau sẽ tạo ra những tai họa không lường.
|
Vì động đất xảy ra rất bất ngờ cũng như tính chất nguy hiểm của nó, trong khi chúng ta không thể làm gì để ngăn chặn nó, nên cách duy nhất để đối phó là làm sao để giảm đến mức tối đa thiệt hại mà động đất gây nên. |
Độ lớn của động đất
Độ lớn của động đất M hay còn gọi là độ Richter. Hình dung về độ richter như sau:
Từ 1 – 2: Không nhận biết được.
Từ 2 – 4: Có thể nhận biết nhưng thường không gây thiệt hại.
Từ 4 – 5: Mặt đất rung chuyển, nghe tiếng nổ, thiệt hại không đáng kể.
Từ 5 – 6: Nhà cửa rung chuyển, một số công trình có hiện tượng nứt.
Từ 6 – 7: Nhà cửa bị hư hại nhẹ.
Từ 7 – 8: Động đất mạnh phá hủy hầu hết các công trình xây dựng thông thường, có vết nứt lớn hoặc lún sụt trên mặt đất.
Từ 8 – 9: Nhà cửa đổ nát, nền đất bị lún sâu đến 1m, sụp đổ lớn ở núi kèm theo thay đổi địa hình trên diện rộng.
Trên 9: Rất hiếm khi xảy ra.
Những trận động đất có M > 7 không xảy ra khắp mọi nơi mà thường tập trung ở những vùng nhất định, gọi là đới hoạt động địa chấn mạnh.
Tác hại của động đất
|
Tác động trực tiếp của các trận động đất là rung cuộn mặt đất, gây ra hiện tượng nứt vỡ, làm sụp đổ các công trình xây dựng, gây sạt lở đất, lở tuyết. Mức độ nghiêm trọng của nó dựa trên cường độ, khoảng cách tính từ chấn tâm, và các điều kiện về địa chất, địa mạo tại nơi bị ảnh hưởng |
|
Động đất cũng thường gây ra hỏa hoạn khi chúng phá hủy các đường dây điện và các đường ống khí |
Các trận động đất xảy ra dưới đáy biển có thể gây ra lở đất hay biến dạng đáy biển, làm phát sinh sóng thần (những đợt sóng lớn tràn qua các đại dương rồi đổ bộ vào đất liền). Đôi khi động đất còn khiến núi lửa hoạt động, thậm chí là những núi lửa đã tắt từ lâu…
Nếu động đất bắt đầu xảy ra, bạn nên:
Giữ bình tĩnh
Ngay lập tức ngắt cầu dao điện, ngắt bếp gas, khóa van tự động bếp gas.
Nhẩm trong đầu nguyên tắc “núp – che – giữ”. Ví dụ: Núp dưới một cái bàn hay một vật chắc chắn để che chỡ bản thân. Bảo vệ đôi mắt của bạn bằng cách úp mặt vào cánh tay và cứ giữ như thế cho đến khi an toàn.
|
Nếu bạn đang ở trong nhà, hãy cứ ở đó, chui xuống một cái bàn, dùng tay và lưng hơi nâng nó lên và kéo rê tới sát góc tường hoặc cửa ra vào |
Nếu đang ở trên lầu thì không chạy xuống tầng dưới hoặc lao ra ngoài khi tòa nhà đang rung chuyển, nếu không, bạn có thể bị tường đổ, hoặc các vật dụng đè lên.
Không được ở trong nhà bếp, đó là nơi nguy hiểm khi có động đất.
|
Nếu đang ở trong lớp học hoặc công sở nên núp vào gầm bàn, lấy cặp, túi xách che lên đầu |
|
Nếu các bạn đang ở ngoài đường, hãy tránh xa các cao ốc, đường điện cao thế, trụ điện, ống khói… tất cả những thứ có thể ngã đổ lên người. Coi chừng các vật có thể rơi từ trên cao xuống đầu. |
Ở nơi đông người, không nên xô đẩy nhau để chạy, tránh giẫm đạp lên nhau.
|
Nếu đang lái xe thì nhanh chóng và cẩn thận lái xe ra khỏi con đường, càng xa càng tốt, rồi dừng lại, ngồi trong xe, chờ cơn chấn động qua đi. Không đỗ xe trên hoặc dưới một cây cầu, dưới một cây cao, dưới đường dây điện, trụ điện… |
Không sử dụng diêm, bật lửa, thiết bị gas, điện hoặc bất kỳ một trang thiết bị nào cho đến khi bạn biết chắc chắn không có sự rò rỉ khí đốt. Nó có thể là nguyên nhân của một vụ cháy nổ.
Nếu bị vùi lấp, hãy dùng gạch hoặc bất cứ vật gì phát ra tiếng động gõ để có người nghe thấy và trợ giúp.
Để đối phó với động đất, bạn cần:
- Nắm rõ số điện thoại liện hệ: cảnh sát 113, cứu hỏa 114, cấp cứu 115
- Biết cách cách tắt khí ga, điện và nước.
- Định vị được các sở cứu hỏa, sở cảnh sát, trung tâm cấp cứu gần nhất.