Đắk Lắk: Cần quyết liệt xử lý xe đầu kéo tự chế gây mất an toàn giao thông

Thứ hai, 16/06/2014 14:40

Hiện nay, tỉnh Đắk Lắk có trên 1 triệu máy cày, đầu kéo tự chế phục vụ trong sản xuất nông nghiệp và vận chuyển hàng hóa. Số lượng xe đầu kéo tự chế tăng nhanh nguy cơ mất an toàn giao thông nhất là vùng nông thôn.

Thượng úy Lưu Thanh Tùng, Phòng PC67 Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết: “Hiện nay trong toàn tỉnh Đắk Lắk, có hơn 1 triệu xe máy kéo, đầu kéo nhưng chỉ có 53.880 phương tiện được đăng ký biển số, còn lại là xe tự chế chưa qua đăng ký, không có giấy phép lái xe. Một số xe không có đèn, người dân thường dùng phương tiện này để chở nhiều người không đảm bảo an toàn khi lưu thông, nhất là mùa mưa. Từ năm 2012 đến 30/5/2014, tình hình tai nạn giao thông do xe máy cày, xe độ chế gây ra đang có chiều hướng gia tăng. Tai nạn xảy ra trên khắp các tuyến đường, nhất là ở các tuyến đường giao thông nông thôn. Nhiều vụ tai nạn dẫn đến chết người. Toàn tỉnh Đắk Lắk đã xảy ra 33 vụ, làm 34 người chết, 15 người bị thương. Có đến 37 vụ tai nạn có liên quan đến loại phương tiện này. 

Các nguyên nhân dẫn đến tai nạn như: Lái xe không đúng phần đường, chuyển hướng sai quy định, không làm chủ tốc độ, thiết bị an toàn kỹ thuật không bảo đảm... Một nguyên nhân nữa là ban đêm, người đi đường thường nhầm tưởng loại phương tiện này với xe máy vì chỉ có một đèn, không có đèn báo chiều rộng bề ngang thành, người đi ngược chiều tránh không hết khiến xảy ra tai nạn. Trước thực trạng trên, Phòng PC67 Công an tỉnh Đắk Lắk đã đề nghị Công an các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác kiểm tra giám sát, xử lý nghiêm xe máy cày, xe độ chế vi phạm Luật Giao thông đường bộ; đồng thời đẩy mạnh công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe hạng A4, tuyên truyền để người dân hiểu rõ và tuân thủ các quy định của Pháp luật.

Số lượng đầu máy kéo, máy cày tăng nhanh do nhu cầu vận chuyển nông sản và vận chuyển hàng hóa của người dân. Tuy nhiên, đối với xe đầu kéo tự chế, không đảm bảo an toàn kỷ thuật, chưa qua đăng kiểm cần quyết liệt các biện pháp xử lý mạnh tay. Năm tháng đầu năm 2014, lực lượng cảnh sát giao thông toàn tỉnh đã phát hiện, lập biên bản 523 trường hợp xe máy cày vi phạm; trong đó có 316 trường hợp không giấy phép lái xe (chiếm 60%), 307 trường hợp không chứng nhận đăng ký (chiếm 58%./.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực