Hà Nội, Long An: Đầu tư phát triển giao thông vận tải

Thứ sáu, 28/09/2012 14:14

Nhằm chống thất thoát, thất thu trong hoạt động xe buýt, năm 2013, Sở Giao thông vận tải Hà Nội phấn đấu đưa vào sử dụng hệ thống ứng dụng công nghệ điện tử thiết lập các chốt thay thế con người. Hiện Sở đang tìm nhà cung cấp giải pháp công nghệ của Việt Nam để viết phần mềm cho hệ thống, đồng thời giới thiệu công nghệ nước ngoài để đưa vào ứng dụng.

Hiện nay, Trung tâm Quản lý và Điều hành Giao thông đô thị kiểm tra, giám sát hoạt động xe buýt chủ yếu bằng sức người. Tuy nhiên, nhân lực không đáp ứng yêu cầu khi mạng lưới xe buýt ngày càng phát triển, số lượng xe phải kiểm tra giám sát lên tới khoảng 1000 xe buýt mỗi ngày. Do đó, trung tâm đang lên phương án xây dựng một hệ thống thẻ điện tử được nạp dữ liệu của phương tiện. Loại thẻ này gọn nhẹ và đơn giản được gắn lên kính xe như một chiếc tem. Tại vị trí nhất định, sẽ thiết lập điểm chốt có radar quan sát. Khi xe đi qua, hệ thống sẽ quét và đọc thông số về thời điểm, loại xe, số tuyến…rồi truyền về trung tâm.

Khi áp dụng hệ thống thẻ điện tử, tất cả các chuyến lượt xe buýt hoạt động trên tuyến đều được cập nhật đầy đủ. Việc tài xế phải lái xe vào sát hè để radar nhận diện cũng khắc phục được tình trạng xe đỗ giữa đường đón trả khách. Đặc biệt tình trạng xe buýt bỏ chuyến, bỏ lượt sẽ được khắc phục vì nếu bỏ chuyến lập tức thiết bị sẽ báo về trung tâm xe không qua chốt./.

* Nhằm hoàn thành tiêu chí 2 về giao thông vào năm 2015, tỉnh Long An đầu tư 3.192 tỷ đồng phát triển giao thông góp phần xây dựng nông thôn mới, phấn đấu năm 2013 có 6 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới.

Qua khảo sát, tỉnh Long An có 166 xã, trong đó hiện tại chỉ có xã Bình Qưới (huyện Châu Thành) và Bình Tâm (thành phố Tân An) đạt tiêu chí 2 về giao thông nông thôn. Riêng các huyện vùng lũ lụt Đồng Tháp Mười hiện còn 18 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã. Trong số 3.192 tỷ đồng xây dựng giao thông nông thôn, tỉnh trích ngân sách 1.276 tỷ đồng để hỗ trợ cho 166 xã; còn lại các huyện huy động nhân dân đóng góp khoảng 320 tỷ đồng, huy động các doanh nghiệp đóng trên địa bàn thêm 650 tỷ đồng và vốn tín dụng hơn 950 tỷ đồng.

Hiện 36 xã điểm xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 đã tích cực huy động nhân dân và doanh nghiệp đóng góp góp hơn 50 tỷ đồng phát triển giao thông nông thôn. Riêng xã Mỹ Yên (huyện Bến Lức) từ đầu năm 2012 đến nay huy động gần 4 tỷ đồng tập trung xây dựng hoàn thành gần 3 km đường giao thông nông thôn, đạt gần 90% tiêu chí về giao thông và phấn đấu năm 2013 xã Mỹ Yên hoàn thành xây dựng nông thôn mới. Riêng xã Thuỷ Đông (huyện Thạnh Hoá) ngoài việc vận động nhân dân đóng góp xây dựng giao thông nông thôn, xã còn thành lập Quỹ giao thông nông thôn, huy động mỗi lao động đóng góp 100.000 đồng/năm, các tổ hợp, hợp tác xã, hộ tiểu thương đóng góp đóng góp 200.000 đồng/năm để xây dựng giao thông nông thôn. Nhờ vậy xã Thuỷ Đông tuy là xã nằm ở vùng Đồng Tháp Mười tỉnh Long An nhưng hiện nay tiêu chí giao thông nông thôn đạt gần 60%./.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực