Đánh thức tình yêu nghệ thuật dân gian

Thứ năm, 18/08/2016 13:55
(ĐCSVN) - Nhắc về dòng tranh dân gian Việt Nam, nhiều người hay nói đến tranh Hàng Trống, tranh Đông Hồ nhưng ít ai biết rằng, trong quá khứ chúng ta đã từng có dòng tranh Thập vật mang tính “bác học” của văn hóa dân gian. Dòng tranh cổ này lắng đọng tư duy mỹ cảm và nhân sinh quan của người Việt xưa…

Hình thành trong đời sống dân gian của người Việt xưa, tranh Thập vật chế tác từ gỗ và các vật liệu thiên nhiên, được sử dụng rộng rãi trong các làng, chùa Việt vùng châu thổ Bắc bộ. Nội dung tranh Thập vật thể hiện đời sống tín ngưỡng của người Việt trong giai đoạn chế độ phong kiến. 

Theo các tư liệu Bảo tàng Mỹ thuật, tranh Thập vật rất thịnh vào giai đoạn từ thời Lê - Trịnh qua Nguyễn đến thời Pháp thuộc, suy thoái vào khoảng thập niên 60 của thế kỷ XX. Vào đầu thế kỷ XXI, trong bối cảnh đất nước bước vào thời kỳ hội nhập, đời sống văn hóa phát triển, nâng cao, những người làm công tác văn hóa, nhất là các họa sỹ và các nhà nghiên cứu có điều kiện để nhìn nhận, đánh thức dòng tranh dân gian cổ này, giúp công chúng cảm nhận vẻ đẹp văn hóa, những thông điệp về đạo đức, luân lý và tín ngưỡng của tiền nhân. 

Cùng với các dòng tranh dân gian khác như tranh hàng Trống, làng Sình, tranh kính Nam Bộ… tranh Thập vật là một điểm nhấn văn hóa góp phần cho bức tranh văn hóa dân gian Việt Nam thêm đa dạng, lung linh sắc màu, đồng thời lan tỏa các giá trị nghệ thuật truyền thống tới công chúng qua góc nhìn văn hóa - Tranh dân gian Việt Nam. 

Bức tranh Thập vật cổ từ nửa đầu thế kỷ XX, loại tranh in từ ván khắc gỗ, thể hiện đời sống tâm linh phong phú của người Việt xưa. 

 Tranh Thập vật được sử dụng trong các hoạt động nghi lễ cộng đồng như: Lễ cấp sắc, phong sắc, lễ tang… 


Với ngôn ngữ đặc thù của mình, tranh Thập vật cụ thể hóa những ý niệm triết học
 
về vũ trụ quan, nhân sinh quan trong đời sống cộng đồng. 

Với phương pháp tạo  hình bằng đường nét, mảng mầu,  khoảng để trống và thêm chữ cổ của tranh 
có nhiều giá trị về kỹ thuật đồ họa tạo hình hiện đại. 

Sưu tập mộc bản tranh Thập vật, tranh dân gian làng Sình, và tranh đồ thế Nam bộ trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội.

N. Phương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực