“Nghề cũ nơi phố xưa”

Thứ ba, 31/03/2020 11:35
(ĐCSVN) – Khu phố cổ Hà Nội với 36 phố phường buôn bán sầm uất; tên mỗi con phố thường mang đặc trưng của một ngành nghề thủ công truyền thống như: Hàng Bạc, Hàng Đồng, Lò Rèn... Qua thăng trầm thời cuộc, nhiều nghề xưa còn, mất, nhưng những “nghề cũ phố xưa” vẫn đang lưu giữ các giá trị văn hóa đặc sắc của Hà Nội.

Theo các tư liệu lịch sử, Hà Nội trở thành Thủ đô của nước Đại Việt vào năm 1010, khi vua Lý Thái Tổ - vị vua đầu tiên của Triều đại Lý quyết định dời Đô từ Hoa Lư về Đại La. Đến đầu thế kỷ XVI (thời Lê) Hà Nội trở thành Đông Kinh, người dân khắp nơi về buôn bán, lập nghiệp trong 36 phường bấy giờ và hình thành lên Khu phố cổ có diện tích khoảng 100 ha, nằm ở phía Đông Kinh thành Thăng Long xưa...

Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, Khu phố cổ Hà Nội ngày nay còn lưu giữ kiến trúc khá độc đáo. Các ngôi nhà mái ngói nhỏ bé, thường có sân chung, lô nhô nối tiếp nhau từ dãy phố này đến dãy phố khác. Những giá trị văn hóa phi vật thể sống động lưu dấu các thời kỳ lịch sử vẫn hiện hữu qua các di sản, di tích như: chùa cổ, đình làng, đền, miếu, quán, những nhà thờ tộc, các lễ hội truyền thống tại Khu phố cổ Hà Nội.

Cùng với đó, những phố nghề xưa lưu truyền đến nay tạo nên những cung trầm của một bản giao hưởng, để Hà Nội tiên tiến, nhưng vẫn đậm đà bản sắc văn hóa Việt.

 Với đặc trưng lịch sử, Khu phố cổ Hà Nội đang xuất trình trước cái nhìn thích thú của du khách về những di sản kiến trúc cổ kính của mình.
 Nhiều tên phố đến nay vẫn được đặt theo các phường nghề xưa như: Hàng Mã, Hàng Vải, Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Nón, Hàng Quạt, Hàng Mành…
 Tưởng chừng lãng quên theo thời gian nhưng những năm gần đây, các mặt hàng phục vụ Tết Trung thu truyền thống đang tìm lại vị thế của mình trên phố Hàng Mã (Hoàn Kiếm).
 Những hiệu thuốc đông y trên phố Lãn Ông (Hoàn Kiếm, Hà Nội).
 Ngày nay, Khu phố cổ Hà Nội vẫn còn số phố nghề cũ trên phố xưa như phố Hàng Đồng, Hàng Bạc, Lò Rèn.
 Phố Lò Rèn chuyên sản xuất, buôn bán các sản phẩm rèn, gò từ tôn, sắt.
Giữa Hà Nội thăng trầm, đổi thay cùng dòng chảy thời gian, nghề vẽ truyền thần là một dấu ấn về một nghề từng rất thịnh hành những năm 50, đến 80 của thế kỉ trước ở Khu phố cổ Hà Nội. 
 Một cửa hàng làm khuôn bánh Trung thu cổ truyền trên phố Hàng Quạt (Hoàn Kiếm).
 Khu Phố cổ Hà Nội còn là nơi diễn ra nhiều hoạt động của cư dân đô thị như: sinh sống, bán hàng sản xuất, lễ hội, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, tạo nên sức sống mạnh mẽ để Khu Phố cổ tồn tại và không ngừng phát triển .

 Dựa trên nền tảng truyền thống, sự ra đời và phát triển các không gian văn hóa mới trong đó có tuyến phố đi bộ Hồ Gươm góp phần xây dựng Thủ đô phát triển nhưng vẫn bảo tồn và phát huy các giá trị di sản một cách bền vững.

 




 

Nguyễn Quyên

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực