Học tập kinh nghiệm, tận dụng lợi thế của người đi sau
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có 184 quốc gia hiện không cấm TLNN, bao gồm các nước thuộc khối G7. Con số này chiếm tỷ lệ áp đảo so với số nước áp dụng lệnh cấm là 11 nước. Trong 11 nước đó, nước phát triển chỉ có Singapore, Úc, còn lại là thuộc nhóm quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.
Thái Lan hiện tuy là nước đang cấm thuốc lá mới, nhưng mới đây Ủy ban Đặc biệt của Quốc hội Thái Lan cũng đã đề xuất các phương án hướng tới việc quản lý thuốc lá mới, thay cho lệnh cấm hiện nay. Hai trong ba phương án do Ủy ban này đưa ra là quản lý riêng TLNN, hoặc quản lý tất cả thuốc lá mới.
Trên thực tế, sự hiện diện của TLNN tại phần lớn quốc gia trên toàn cầu là minh chứng cho thấy sản phẩm này là giải pháp hơn là vấn nạn.
Do đó, về việc có nên quản lý TLNN, thuốc lá mới không, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, nguyên Trưởng Phòng nghiên cứu kinh tế, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội khuyến nghị phải dựa trên các kết luận của các tổ chức y tế uy tín về tác hại của các loại thuốc lá, rồi lựa chọn loại nào ít tác hại hơn, khi chúng ta chưa đủ nội lực kiểm chứng thì một trong những phương án tối ưu là dựa trên xu hướng của đa số trên thế giới, có bao nhiều nước ủng hộ, bao nhiêu nước phản đổi trên thế giới. Đồng thời, cần tận dụng lợi thế của nước đi sau.
|
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong. Ảnh: THQH |
Các đại biểu tại tọa đàm trên cũng đồng thuận, với chính sách quản lý thuốc lá, dù là thuốc lá truyền thống hay thuốc lá mới thì đều phải đưa vào khuôn khổ pháp lý để phòng chống tác hại. Trong đó, với những sản phẩm đã được xác định là thuốc lá như TLNN, cần cân nhắc các biện pháp kiểm soát đang áp dụng cho thuốc lá truyền thống để ngăn chặn nguy cơ cho cộng đồng, tổn hại đến uy tín Nhà nước, cũng như ngăn chặn tình trạng giao dịch chợ đen.
Theo TS Phong, “về mặt nguyên tắc, chúng ta phải lấy tổng được, trừ tổng mất ra hiệu số để có ứng xử phù hợp. Nếu tác hại TLNN ít hơn thì cái được nhiều hơn. Đối với người hút thụ động nếu tác động ít hơn thì cũng được nhiều hơn”.
Cân nhắc về khía cạnh kinh tế khi cấm thuốc lá mới
Lý do lớn nhất trong đề xuất cấm TLNN và các sản phẩm thuốc lá mới khác đến từ góc độ sức khỏe người dân, bảo vệ trẻ em khỏi các sản phẩm gây nghiện. Tuy nhiên, theo ông Phong, nếu cấm hoàn toàn thì gây ra tình trạng buôn lậu và “hút trộm”.
Dưới góc độ kinh tế, “đó là thiệt hại kép”. Hai phép trừ của bài toán, gồm thất thu thuế và ngốn ngân sách cho công tác ngăn chặn buôn lậu, sẽ mãi là gánh nặng của Nhà nước.
“Đã đến lúc cần nhìn nhận TLNN như thuốc lá truyền thống để quản lý nghiêm ngặt như thuốc lá truyền thống để tạo ra lợi ích cho xã hội, cho người tiêu dùng và cho ngân sách”, ông Phong nói.
Dưới góc độ sức khỏe, các chuyên gia nhận định hệ lụy đến từ việc sử dụng hàng lậu sẽ là không nhỏ. Ngược lại, Nhà nước phải gồng gánh các chi phí y tế điều trị, bảo hiểm y tế cho các bệnh lý từ tình trạng “hút trộm” thuốc lá mới nhập lậu, không được kiểm chứng.
Đối với vấn đề giới trẻ, việc cấm các sản phẩm này cũng không ngăn được sự tò mò của các đối tượng này dẫn đến tự tìm hiểu và hút thử. Điều này đã được kiểm chứng ở những quốc gia đang áp dụng lệnh cấm như Singapore, Thái Lan, Ấn Độ, v.v. khi mà tình trạng hút TLĐT luôn ở mức báo động.
Song song đó, hiện Bộ Y tế đang đề xuất dùng thuế để làm công cụ giảm tiêu thụ các sản phẩm thuốc lá. Bà Hoàng Thị Thu Hương, Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) phát biểu tại một hội thảo do Bộ Y tế tổ chức gần đây: “Thuế là giải pháp hữu hiệu nhất để Việt Nam đạt mục tiêu kép về giảm tiêu dùng, giảm bệnh tật và tử vong, đồng thời giúp tăng ngân sách Nhà nước. Ước tính nếu thuế thuốc lá tăng 10%, tỷ lệ sử dụng thuốc lá sẽ giảm từ 5-8%”.
Có thể thấy có nhiều biện pháp để ngăn chặn việc tiêu thụ thuốc lá mới, nhất là giới trẻ. Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, cần xây dựng các luận chứng kinh tế, đánh giá tác động về kinh tế cho các loại thuốc lá, kể cả thuốc lá truyền thống và thuốc lá mới để người dùng có nhìn nhận đầy đủ nhất, cũng đưa ra các biện pháp tài chính để những chi phí tiếp cận chúng phải xứng đáng, ngày càng đắt đỏ để người tiêu dùng biết rằng chi phí dùng trực tiếp bỏ ra rất đắt đỏ, kể cả chi phí khác như chữa bệnh và tác động phụ lâu dài cũng rất đắt đỏ, để xác định cái được và mất cho chính mình cả kể về mặt sức khỏe và kinh tế.
“Nhà nước phải mạnh dạn đưa vào quản lý, và sử dụng biện pháp sao cho các sản phẩm này đắt đỏ, dùng các loại thuế để đảm bảo Nhà nước vừa thu được thuế, vừa quản lý được, đồng thời tăng chi phí tiếp cận, nhất là trong giới trẻ để hạn chế sử dụng các sản phẩm này”, ông Phong nói.
|
Một bảng hiệu tại Tokyo (Nhật Bản) nêu rõ cấm hút thuốc lá điếu nhưng cho phép sử dụng TLLN. Nguồn: Shutlerstock |
Trong bối cảnh toàn cầu, ngày càng nhiều quốc gia cũng cho thấy việc hợp pháp hóa TLLN được xem là “lợi ích lớn hơn nguy cơ”. Dữ liệu tại Nhật cho thấy người hút thuốc chuyển đổi từ thuốc lá điếu sang sử dụng TLNN (4,6%), dẫn đến tỷ lệ hút thuốc lá điếu hiện chỉ còn 10% so với 20,7% năm 2012. Mặt khác, theo báo cáo của Bộ Y tế Nhật vào tháng 8/2024, hiện tỷ lệ giới trẻ sử dụng TLLN tại nước này là không đáng kể, chỉ 0,1%, dù trước đó cũng lo ngại rằng các sản phẩm này sẽ thu hút giới trẻ.
Bà Nguyễn Quỳnh Liên Trưởng ban Dân chủ - Pháp luật, Ủy ban MTTQ Việt Nam cho hay: Hiện nay, Việt Nam có khoảng hơn 15,6 triệu người sử dụng thuốc lá cho thấy nhu cầu xã hội đối với mặt hàng thuốc lá không hề nhỏ. Rõ ràng trong bối cảnh nhu cầu xã hội có và quan điểm mọi thuốc lá đều có hại, nếu cấm tuyệt đối thuốc lá mới sẽ ảnh hưởng lớn đến một bộ phận người tiêu dùng khi họ đã bước sang loại hình thuốc lá mới để thay cho thuốc lá truyền thống khác. Vấn đề là tạo cho người hút thuốc lá một cách trách nhiệm với bản thân và những người xung quanh, làm sao giúp họ lựa chọn được các sản phẩm có chất lượng, đảm bảo khi họ sử dụng ít gây tác hại cho cơ thể họ và những người xung quanh.
“Cần có hành lang pháp lý đầy đủ và công khai, minh bạch đủ cho các chủ thể trong xã hội có thể ứng xử văn minh, văn hóa và đầy đủ cơ sở pháp lý đối với mặt hàng thuốc lá thế hệ mới”, bà Liên đề xuất.
Mặt khác, các chuyên gia cũng cho ra việc tận dụng hệ thống luật hiện hành là cần thiết. Cụ thể, có thể dựa vào Luật Đầu tư, Chính phủ có thẩm quyền quyết định việc sửa đổi Nghị định 67/2013/NĐ-CP để quản lý các loại hình thuốc lá mới phù hợp với định nghĩa của một sản phẩm thuốc lá để chịu kiểm soát bởi Luật Phòng chống tác hại thuốc lá. Đồng thời, các đại biểu cũng nhận định, hệ thống pháp lý trong nước đã đủ hoàn thiện để kiểm soát mọi loại thuốc lá phù hợp dù là mới hay cũ. Vấn đề còn lại là sớm thực thi để tháo gỡ ách tắc, tạo sự yên tâm cho xã hội cũng như khai thông dòng chảy kinh tế và doanh thu thuế.../.