An Giang công nhận thêm 14 sản phẩm OCOP

Thứ sáu, 03/02/2023 17:00
0:00/ 0:00
Giọng nữ
  • Giọng nữ
(ĐCSVN) - UBND tỉnh An Giang vừa phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh An Giang đợt 2 năm 2022.

Theo đó, UBND tỉnh An Giang công nhận 14 sản phẩm đạt chứng nhận “Sản phẩm OCOP” (từ 3 sao trở lên) của 11 chủ thể kinh tế. Trong đó có 1 sản phẩm đạt 4 sao là mắm cá mè vinh của Hộ kinh doanh sản xuất mắm Bà Sáu (khóm Long Quới C, phường Long Phú, TX. Tân Châu).

13 sản phẩm đạt 3 sao, gồm: Khô ếch một nắng của Hợp tác xã Thương mại - Dịch vụ - Chăn nuôi ếch Khánh Hòa (ấp Khánh An, xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú); nước mắm chay cô nành của Hộ kinh doanh Yến Phương (ấp Trung Thành, xã Vĩnh Thành, huyện Châu Thành); lạp xưởng cá thát lát của Công ty TNHH MTV Chế biến thủy hải sản Thanh Tùng (ấp Bình Thành, xã Phú Bình, huyện Phú Tân); kem trái cây vị sầu riêng của Hộ kinh doanh Gia Định (ấp Phú Hoà B, xã Phú Lâm, huyện Phú Tân); trà sâm Bạch hoa thảo túi lọc của Công ty TNHH Thảo dược từ tâm Mai Tùng (ấp An Hòa, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên); sà rông của Hợp tác xã Dệt thổ cẩm Khmer Văn Giáo (ấp Srây Skốth, xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên); mãng cầu hoàng hậu của Hộ kinh doanh Liên Xương (ấp Mỹ An, xã Vĩnh Châu, TP. Châu Đốc); rượu thốt nốt Minh Thiện của Hộ kinh doanh Minh Thiện (khóm Vĩnh Xuyên, phường Núi Sam, TP. Châu Đốc); 3 sản phẩm: Mắm cá chốt, mắm cá sặc và mắm cá trèn của Cơ sở sản xuất chế biến mắm Bà Giáo Khỏe “7777777” (phường Châu Phú B, TP. Châu Đốc); 2 sản phẩm: Tranh lá bồ đề gân nghệ thuật và tranh lá bồ đề khô nghệ thuật của Hộ kinh doanh cơ sở Đồ Mai (khóm Tây Khánh 2, phường Mỹ Hòa, TP. Long Xuyên).

Sản phẩm mắm Bà Giáo Khỏe “7777777” (phường Châu Phú B, TP. Châu Đốc) (Ảnh: baoangiang.com.vn) 

Các sản phẩm đạt chứng nhận sản phẩm OCOP được UBND tỉnh An Giang cấp giấy chứng nhận và sử dụng tem OCOP trên bao bì, nhãn sản phẩm và các tài liệu giới thiệu, quảng bá về sản phẩm OCOP theo quy định. Kết quả chứng nhận phân hạng “Sản phẩm OCOP” có giá trị 36 tháng, kể từ ngày 27/1/2023.

Như vậy, đến nay An Giang đã có 88 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP từ 3 sao trở lên; trong đó, có 2 sản phẩm đạt 5 sao - cấp quốc gia, 16 sản phẩm đạt 4 sao và 70 sản phẩm đạt 3 sao. Các sản phẩm được chứng nhận OCOP An Giang thuộc nhóm ngành thực phẩm, sản phẩm đồ uống, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, trang trí.

UBND tỉnh An Giang mới đây cũng đã ban hành Kế triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh An Giang giai đoạn 2021 – 2025. Theo đó, mục tiêu nhằm tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình OCOP để nâng cao chất lượng các sản phẩm, khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn tỉnh An Giang, góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề và du lịch nông thôn; bảo tồn các giá trị văn hóa, bảo vệ cảnh quan môi trường nông thôn và chuyển đổi số. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh.

Cụ thể, đến năm 2025, phấn đấu thêm 170 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, trong đó phấn đấu có thêm 10 sản phẩm OCOP đạt 5 sao - Cấp Quốc gia; Củng cố và nâng cấp ít nhất 20% sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng; ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP gắn với thương hiệu sản phẩm, phát triển dịch vụ du lịch nông thôn; Ưu tiên phát triển các Hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, phấn đấu ít nhất có 30% chủ thể OCOP là hợp tác xã, 30% chủ thể là doanh nghiệp nhỏ và vừa; Có ít nhất 30% các Chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định; trong đó ưu tiên các sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng; Có ít nhất 30% làng nghề truyền thống có sản phẩm OCOP, góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống;

Tỷ lệ lao động được đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ phù hợp làm việc tại các chủ thể OCOP đạt tối thiểu 20%; phấn đấu có ít nhất 40% chủ thể OCOP là nữ, ít nhất 20% chủ thể OCOP là người dân tộc thiểu số điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh; Có 100% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại (hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, sàn thương mại điện tử…); phấn đấu mỗi huyện, thị xã, thành phố có 01 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch tại địa phương; 100% cán bộ các cấp (thành viên của các hội đồng, tổ giúp việc OCOP các cấp, cán bộ cấp xã), lãnh đạo doanh nghiệp, Hợp tác xã, Tổ hợp tác, chủ hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh tham gia Chương trình OCOP được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về OCOP.

H.N

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực