Bài 2: Khúc reo ca trên rẻo cao Bắc Yên

Hành trính tín dụng chính sách 20 năm trên đất Sơn La
Thứ bảy, 03/09/2022 07:52
(ĐCSVN) – Bắc Yên đón đoàn công tác bằng cung đường xuyên tối di chuyển từ Mai Sơn về. Hệ thống đường sá khang trang, dễ dàng thuận tiện di chuyển. Khí trời mát mẻ, dễ chịu đúng kiểu tiết trời mùa thu. Đường núi vòng vèo nhưng không khó đi vì hầu hết các cung đường đều được bê tông hóa, rải nhựa.

Bài 1: Mai Sơn mùa quả ngọt

leftcenterrightdel
 Giám đốc NHCSXH Sơn La Hoàng Xuân Trường (đứng) kiểm tra, giám sát phiên giao dịch định kỳ tại xã Hồng Ngài, Bắc Yên (Ảnh: HNV)

Với đặc điểm địa hình và khí hậu đa dạng: độ cao trung bình so với mặt biển là 1.000m, có hồ Sông Đà chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam qua 6 xã, 46 bản, ngoài sông Đà chảy qua huyện còn có nhiều sông suối nhỏ khác có tiềm năng phong phú cho phát triển hệ thống thủy điện vừa và nhỏ. Hệ thống giao thông đường thủy thuận lợi cho lưu thông hàng hoá, vận tải... Bắc Yên cũng có tiềm năng lớn để phát triển các ngành nghề nông lâm nghiêp, đặc biệt là phát triển rừng nguyên liệu. Đặc sản chủ yếu của huyện là chè cổ thụ Tà Xùa, táo mèo (sơn tra), cá hồi... Vừa có sự kết hợp của nhiều dạng địa hình với vẻ đẹp hùng vĩ và thơ mộng của thiên nhiên, vừa có khí hậu mát mẻ, không khí trong lành đồng thời còn là nơi cư trú của đồng bào các dân tộc ít người với đời sống và nền văn hoá đa dạng đặc sắc. Đến với Bắc Yên, dễ dàng để chúng ta được hưởng không khí trong lành mát dịu, nguồn nước tự nhiên tinh khiết với tình cảm con người thiết tha, sâu đậm.

Theo câu hát “Chiều Bắc Yên”, hình ảnh Bắc Yên hiện lên trong mỗi thành viên của đoàn công tác chúng tôi là những làn mây trắng bay trên núi cao, là tiếng khèn ai dập dìu, là núi biếc chìm trong sương trời và tình người đậm đà thân thương…

Tín dụng chính sách “bay” khắp bản làng Bắc Yên

leftcenterrightdel
 Hộ vay vốn Mùa A Lữ tại bản Hồng Ngài, xã Hồng Ngài, Bắc Yên chuẩn bị thức ăn cho trâu bò nuôi nhốt tại chuồng cách xa khu nhà ở (Ảnh: HNV)

Công cuộc xóa đói giảm nghèo, từng bước vươn lên phát triển nơi rẻo cao Bắc Yên là cả một hành trình nỗ lực, sự chung sức đồng lòng của cấp ủy, chính quyền và bà con các dân tộc nơi đây. Thay đổi nhận thức, tư duy, quyết liệt trong hành động đã đưa huyện từng bước phát triển.

Báo cáo của Ban đại diện – Hội đồng quản trị (HĐQT) – Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Bắc Yên chỉ rõ, trong 20 năm (2003 - 2022) hoạt động, NHCSXH huyện Bắc Yên luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Chi nhánh NHCSXH tỉnh, của Huyện uỷ, HĐND, UBND và Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện, sự phối hợp của các phòng ban, các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác, tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV), sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân cùng với sự nỗ lực của tập thể Phòng giao dịch đã hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch được giao, góp phần vào mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm và an sinh xã hội tại địa phương.

Cũng trong 20 năm qua, NHCSXH huyện Bắc Yên đã tổ chức tốt việc tiếp nhận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi từ NHCSXH Việt Nam, từ Ngân sách địa phương và huy động từ các tổ chức cá nhân; đồng thời sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Tổng nguồn vốn đến 30/6/2022 đạt 386.098 triệu đồng; tăng gấp 32 lần so với năm 2003.

leftcenterrightdel
 Đoàn cán bộ NHCSXH tỉnh Sơn La, huyện Bắc Yên và cán bộ Hội phụ nữ xã Hồng Ngài thăm mô hình hộ vay vốn hiệu quả trên địa bàn (Ảnh: HNV)

Trao đổi với chúng tôi, Giám đốc NHCSXH Bắc Yên Lê Văn Thắng cho hay, sau 20 năm hoạt động, tín dụng chính sách xã hội đã khẳng định vai trò quan trọng của mình trong tiến trình phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện. Điều đó được thể hiện bằng hiệu quả từ nguồn vốn đầu tư. Dư nợ của NHCSXH huyện đến năm 2022 là gần 380.098 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn (gần 50% ) trong cơ cấu nguồn vốn tín dụng trên địa bàn huyện. Qua đó cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của NHCSXH trong việc đầu tư, phát triển kinh tế, tạo sự cân bằng giữa tín dụng chính sách và tín dụng thương mại trên địa bàn huyện. Đặc biệt, trong 20 năm hoạt động, đã có 115.788 lượt khách hàng là hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn từ 17 chương trình tín dụng ưu đãi. Nguồn vốn của NHCSXH đã góp phần giúp cho trên 9.367 hộ thoát nghèo. Nguồn vốn của NHCSXH cùng với nguồn vốn đối ứng từ Ngân sách nhà nước đã giúp hộ nghèo xây dựng được 1.361 ngôi nhà để ổn định đời sống, trong đó có 34 hộ được vay vốn nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015 của Chính phủ. Nguồn vốn của NHCSXH huyện đã giúp các hộ dân tại 16 xã trong huyện xây dựng được 9.224 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần xây dựng nông thôn mới. Từ nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH đã có 95 lao động là con, em hộ nghèo, hộ chính sách được đi xuất khẩu lao động để cải thiện thu nhập, trên 2.256 lao động trong huyện được tạo việc làm từ các dự án giải quyết việc làm, đầu tư vốn cho 1.587 học sinh, sinh viên là con hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học, tạo nguồn nhân lực có tri thức cho tương lai. Và còn rất nhiều hộ gia đình tuy chưa thoát khỏi khó khăn về kinh tế song nhờ nguồn vốn vay ưu đãi đã có cơ hội làm chủ cuộc sống của mình, thay đổi tập quán làm ăn, thay đổi ý thức trách nhiệm với cộng đồng.

Cũng theo Giám đốc Lê Văn Thắng, tới đây, cấp ủy và chính quyền địa phương cùng hệ thống NHCSXH Trung ương và tỉnh tiếp tục tập trung phát triển NHCSXH huyện Bắc Yên theo hướng ổn định, bền vững; đủ năng lực để thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước; gắn liền với viêc phát triển các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ có hiệu quả hơn cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác.

leftcenterrightdel
 Giàng A Hào (áo cam) hỏi thăm kinh nghiệm vay vốn tín dụng chính sách của hộ gia đình anh Mùa A Lữ (Ảnh: HNV)

Những “sứ giả” tín dụng chính sách góp khúc hoan ca nơi núi rừng Bắc Yên

Ví những cán bộ tín dụng chính sách nơi đây, các Tổ trưởng Tổ TK&VV cùng bản thân các hộ vay vốn hiệu quả là “sứ giả” tín dụng chính sách ở địa phương có địa hình phức tạp, đa dạng như Bắc Yên quả không sai. Họ đã, đang và sẽ không ngừng truyền tải cũng như sử dụng hiệu quả vốn tín dụng ưu đãi vào công cuộc xóa đói giảm nghèo một cách bền vững, từng bước vươn lên phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương một cách mạnh mẽ.

Ông Lầu A Tủa, Thành viên Ban đại diện HĐQT - NHCSXH huyện Bắc Yên, Chủ tịch UBND xã Hồng Ngài cho biết là một xã khó khăn của huyện, trong những năm qua, nhờ tín dụng chính sách của NHCSXH, nhiều hộ gia đình tại xã Hồng Ngài đã được vay vốn, sử dụng hiệu quả đồng vốn, mỗi năm thu nhập của bà con được cải thiện, nhiều gia đình đã thoát cảnh đói nghèo, vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương. Hiện nay, nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn của xã tương đối lớn, nhu cầu này thuộc các hộ gia đình không còn trong diện hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo của địa phương. Do đó, phía xã cũng kiến nghị các cấp trên có thẩm quyền xem xét bổ sung tăng thêm quy mô vốn cho hộ mới thoát nghèo để họ có thể nâng mức độ sản xuất – kinh doanh, tích cực làm giàu cho gia đình và bản làng.

Tìm đến hộ vay vốn Mùa A Lữ cũng là cán bộ y tế thôn bản của bản Hồng Ngài, xã Hồng Ngài, huyện Bắc Yên, được biết từ tháng 4/2020, gia đình anh đã vay 50 triệu đồng để sản xuất kinh doanh, số tiền đó, gia đình đã mua 3 con bò sinh sản. Hiện nay, kinh tế gia đình ổn định, đủ trang trải các nhu cầu cấp thiết trong cuộc sống và con cái học hành.

Gặp chàng trai Giàng A Hào, bản Hồng Ngài, xã Hồng Ngài, huyện Bắc Yên mới biết anh bạn này đang có nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách. Tâm sự với chúng tôi, Giàng A Hào chia sẻ, gia đình Hào đã tìm hiểu thông tin, đặc biệt hỏi trực tiếp từ các hộ gia đình trước đã vay vốn hiệu quả, trong đó có gia đình anh Mùa A Lữ đã được vay vốn chăn nuôi và rất phát triển. “Gia đình mình đã có đất, có ruộng và chuồng trại rồi nhưng thiếu vốn, nên hiện nếu vay tầm 50 triệu đồng để mua bò, ngựa và trâu thí tốt quá”– Giàng A Hào nói.

leftcenterrightdel
 Mây phủ nơi rẻo cao Tà Xùa, Bắc Yên (Ảnh: HNV)

Chị Mùa Thị Sinh, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Hồng Ngài dẫn chúng tôi gặp gỡ một số hộ vay vốn trên địa bàn. Trong câu chuyện trên chặng đường đi, Mùa Thị Sinh cho biết, chúng tôi luôn tổ chức họp đề xuất, bình xét, quán triệt các chủ trương chính sách, hộ nào vay thì sẽ được giám sát, hướng dẫn các món vay đúng mục đích, ví dụ như vay vốn sản xuất - kinh doanh thì mua trâu bò, vay vốn cho chương trình nước sạch vệ sinh môi trường thì làm nhà vệ sinh và công trình nước sạch…

Cũng theo Mùa Thị Sinh, hiện Hội LHPN xã có 136 hội viên, dư nợ 25 tỷ. Trong quá trình đôn đốc và giám sát, cũng có trường hợp chậm nhưng chúng tôi đã tìm cách xử lý, họp đôn đốc, xin giãn nợ và đến thời điểm hiện tại, nợ quá hạn, nợ tồn, nợ xấu không có, món vay nhiều nhất là 80 triệu và ít nhất là 20 triệu, chủ yếu dùng để mua trâu, bò sản xuất kinh doanh và nước sạch vệ sinh môi trường.

Tại Điểm giao dịch xã Hồng Ngài, chúng tôi còn bắt gặp một đôi vợ chồng trẻ cùng nhau đến vay vốn tại đây. Hỏi chuyện được biết, đôi vợ chồng trẻ này đã được vay vốn đến lần thứ 3 và tất cả đều dùng cho chăn nuôi, đầu tư chuồng trại, tăng số lượng vật nuôi. Đôi vợ chồng này cho biết, lần đầu họ vay 20 triệu, lần thứ hai vay 25 triệu và lần thứ ba này căn cứ vào uy tín, hiệu quả từ hai lần vay trước họ mạnh dạn vay 50 triệu để sản xuất kinh doanh, trực tiếp là mua thêm bò sinh sản. Cười hiền thật hiền, đôi vợ chống cho biết thêm, thủ tục vay vốn nhanh gọn, lãi suất vừa phải, hộ vay có thể chi trả được là những lý do họ tin tưởng với vốn tín dụng chính sách để đầu tư thoát nghèo rồi vượt nghèo, gia tăng thu nhập, nâng cao mức sống của gia đình…

20 năm qua là một chặng đường tuy chưa dài nhưng kể từ ngày thành lập và đi vào hoạt động, NHCSXH huyện Bắc Yên đã khẳng định một hướng đi, một mô hình quản lý tín dụng chính sách sáng tạo, đặc thù do NHCSXH Việt Nam xây dựng và áp dụng tại cơ sở, đó là sự liên kết giữa NHCSXH với các tổ chức chính trị- xã hội làm ủy thác từ trung ương cho tới địa phương, và thông qua mạng lưới điểm giao dịch xã, các tổ TK&VV do cộng đồng dân cư tự nguyện thành lập có sự tham gia giám sát của chính quyền bản. Mô hình quản lý tín dụng trên đảm bảo cho NHCSXH duy trì một đội ngũ cán bộ gọn nhẹ nhưng quản lý được một số lượng khách hàng lớn do đã huy động được sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội trong việc trợ giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách.

Hà Anh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực