Lào Cai: Khuyến khích phát triển chăn nuôi theo các chuỗi liên kết

Thứ hai, 30/01/2023 15:27
(ĐCSVN) - Sở NN&PTNT tỉnh Lào Cai cho biết, trong thời gian tới, địa phương sẽ đẩy mạnh việc khuyến khích phát triển chăn nuôi theo các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi an toàn có sự tham gia đầu tư, kết nối thị trường của các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác; đồng thời, mở rộng thị trường ngoại tỉnh cho sản phẩm đặc sản bản địa,…
 Lào Cai khuyến khích phát triển chăn nuôi theo các chuỗi liên kết (Ảnh minh họa: B.T)

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Lào Cai cho biết, năm 2023, địa phương phấn đấu phát triển tổng đàn vật nuôi với đàn gia súc đạt 608.000 con, trong đó đàn lợn 440.000 con, đàn trâu 101.700 con, đàn bò 23.300 con, ngựa 7.000 con, dê 36.000 con; đàn gia cầm chủ yếu (gà, ngan, vịt) 5.100 nghìn con. Tổng sản lượng thịt hơi các loại đạt khoảng 70.000 tấn.

Trong đó, đối với đàn lợn, ở vùng thấp, khuyến khích chuyển đổi mạnh sang chăn nuôi trang trại, đảm bảo an toàn sinh học. Cơ cấu giống lợn gồm: lợn ngoại, lợn lai máu ngoại cao. Đồng thời, chủ động sản xuất giống tại chỗ; phương thức chăn nuôi công nghiệp, công nghệ cao để tăng năng suất chăn nuôi.

Đối với vùng cao, phát triển chăn nuôi giống lợn bản địa. Phối hợp với các doanh nghiệp, Viện nghiên cứu, chọn lọc nhằm nâng cao năng suất giống lợn bản địa; chăn nuôi hướng hữu cơ để tạo ra sản phẩm chất lượng cao,…

Đối với đàn gia cầm, phát triển mạnh đàn gà, trong đó, tại vùng thấp là các giống gà lai có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, hiệu quả kinh tế cao, chất lượng thịt thơm ngon. Bên cạnh đó, phát triển các giống gà địa phương để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Phát triển đàn ngan, vịt với tổng đàn chiếm khoảng 15% tổng đàn gia cầm.

Về đàn trâu, tập trung cải tạo, nâng cao chất lượng giống thông qua bình tuyển chọn lọc và luân chuyển đàn trâu đực giống tốt giữa các vùng. Quy hoạch vùng giống trâu tốt tại các huyện Bảo Yên, Văn Bàn. Chuyển đổi mạnh tư duy sản xuất hàng hóa, vỗ béo – xuất bán đúng tuổi.

Về giết mổ, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, phấn đấu mỗi huyện, thành phố có ít nhất 1 điểm hoặc cơ sở giết mổ tập trung đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm. Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp xây dựng cơ sở giết mổ - chế biến – tiêu thụ sản phẩm thực hiện liên kết sản xuất với người chăn nuôi; khuyến khích, hỗ trợ xây dựng các chuỗi sản xuất khép kín. Hình thành các vùng sản xuất tập trung, chú trọng đến chất lượng sản phẩm để tạo nguồn cung ổn định nhằm xây dựng thị trường tiêu thụ ổn định, bền vững.

Nhằm đạt được những mục tiêu trên, theo Sở NN&PTNT tỉnh Lào Cai, trong thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về chăn nuôi, thú y. Trong đó, quản lý tốt giống vật nuôi, môi trường trong chăn nuôi; tăng cường kiểm tra, giám sát dịch bệnh từ cơ sở; kiểm dịch vận chuyển động vật, kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm.

Đặc biệt, đẩy mạnh việc khuyến khích phát triển chăn nuôi theo các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi an toàn có sự tham gia đầu tư, kết nối thị trường của các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác,…Đăng ký chứng nhận nhãn hiệu sản phẩm có khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm OCOP để tạo thị trường tiêu thụ ổn định qua các kênh như: siêu thị, nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể,…và mở rộng thị trường ngoại tỉnh cho sản phẩm đặc sản bản địa.

Bên cạnh đó, tiếp tục theo dõi, nắm bắt tình hình chăn nuôi, tái đàn lợn, tiêu thụ lợn; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện tốt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, xử lý môi trường chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, đăng ký nhãn hiệu, xây dựng thương hiệu, chứng nhận các chuỗi sản phẩm chăn nuôi an toàn để tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng nhận diện sản phẩm an toàn, có khả năng truy xuất nguồn gốc, yên tâm sử dụng sản phẩm.

Ngoài ra, tăng cường kiểm tra, giám sát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, đặc biệt là các ổ dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi, viêm da nổi cục, cúm gia cầm cũ để kịp thời phát hiện các trường hợp gia súc, gia cầm mắc bệnh, sớm khống chế và dập tắt ổ dịch; triển khai tiêm phòng định kỳ cho đàn vật nuôi đạt hiệu quả cao,…/.

B.T

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực