Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông, năm 2022, mặc dù có nhiều khó khăn thách thức nhưng nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự điều hành quyết liệt, linh hoạt, hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tình hình kinh tế - xã hội nước ta đã phục hồi tích cực và đạt những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực.
|
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông (Ảnh: MPI) |
Góp phần tạo động lực mới cho phát triển kinh tế đất nước
Cũng theo Thứ trưởng Đông, nhìn lại năm 2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đạt một số kết quả tích cực và toàn diện nổi bật gồm:
Thứ nhất, trình Chính phủ báo cáo Bộ Chính trị, Quốc hội ban hành các Đề án, văn bản quan trọng như: Đề án chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; 03 Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển cho địa phương (Cần Thơ, Khánh Hòa, thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk), 02 các Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển vùng kinh tế - xã hội đảm bảo quốc phòng an ninh Vùng Đông Nam Bộ và Vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn 2050…
Thứ hai, xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2022; Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội có quy mô 347.000 tỷ đồng, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đất nước, với 04 lĩnh vực trọng tâm mà thực tế khẳng định là đúng và trúng: An sinh xã hội, y tế, hạ tầng và hỗ trợ doanh nghiệp.
Thứ ba, tham mưu và tổ chức tốt công tác triển khai, điều hành kế hoạch đầu tư công năm 2022; xây dựng và giao kế hoạch đầu tư công năm 2023, kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2025; xây dựng danh mục và mức vốn cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Tham mưu giúp việc cho Chuẩn bị báo cáo và tham dự các cuộc họp của 06 Tổ công tác của Chính phủ kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. và tổng hợp báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kết quả của 06 Tổ công tác nêu trên; báo cáo, tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ cho phép kéo dài kế hoạch đầu tư vốn NSTW năm 2021 sang năm 2022 và đã có các văn bản thông báo kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư vốn NSTW năm 2021 sang năm 2022 cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương; tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ giao điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2022 cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương.
Đặc biệt đã chủ động rà soát tTham mưu trình cấp có thẩm quyền cắt giảm gần 5.000 dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025;; đồng thời định hướng đầu tư công có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, manh mún, kéo dài, kém hiệu quả; đẩy mạnh các hoạt động hợp tác công-tư.
Thứ tư, tham mưu nhiều các giải pháp mạnh, có trọng tâm, đủ độ sâu và linh hoạt, phù hợp với yêu cầu trong ngắn hạn và trung hạn nhằm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, đẩy mạnh liên kết vùng, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, phát triển doanh nghiệp, thu hút dòng vốn FDI chất lượng cao, cùng các địa phương huy động nguồn lực ngoài nhà nước, huy động sức mạnh tổng hợp của bên trong và bên ngoài;
Thứ năm, chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tiếp tục nghiên cứu, cụ thể hóa các chính sách phát huy mô hình kinh tế mới (kinh tế ban đêm, kinh tế số, kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn...) và các yêu cầu phát triển bền vững hậu COVID-19;
Thứ sáu, khẩn trương triển khai nhiệm vụ lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, thẩm định quy hoạch tỉnh theo tinh thần Nghị quyết số 61/2022/QH15 của Quốc hội và Luật Quy hoạch, trong đó nổi bật đáng chú ý là tại kỳ họp Quốc hội bất thường vừa kết thúc, Quốc hội đã thông qua hoàn thiện dự thảo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với tỷ lệ rất cao (, báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ 2, tháng 1/2023, được biểu quyết thông qua với 90,52% phiếu thuận.
|
Phát huy truyền thống, tham mưu hiệu quả chính sách vĩ mô góp phần phát triển (Ảnh: PV) |
Thứ bẩy, thực hiện tốt công tác thống kê, bảo đảm thông tin thống kê luôn chính xác, đầy đủ, kịp thời để phục vụ tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và điều hành kinh tế - xã hội của Đảng, Quốc hội và Chính phủ.
Thứ tám, phát huy vai trò tích cực trong công tác truyền thông, giải trình về định hướng điều hành chính sách và kết quả kinh tế - xã hội, qua đó góp phần đáng kể tạo đồng thuận xã hội, ổn định tâm lý thị trường
Thứ chín, bám sát và cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; xác định những khó khăn, thách thức trong công tác quản lý, điều hành kinh tế vĩ mô, chủ động để xuất các giải pháp phù hợp để tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài ra, Bộ cũng đã phát huy hiệu quả vai trò cơ quan đầu mối của Chính phủ trong phối hợp với phía Lào, qua đó củng cố tình hữu nghị đặc biệt Việt-Lào, củng cố uy tín của đất nước, thúc đẩy kiến tạo phát triển, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; làm tốt công tác kết nối doanh nghiệp.
Thứ trưởng Đông cho biết thêm, trong năm 2022, công tác Đảng, hoạt động của công đoàn Bộ và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục được duy trì thường xuyên và hoàn thành theo các Chương trình, Kế hoạch đề ra.
Năm 2023, triển khai phương châm hành động “Nắm bắt cơ hội - Hướng tới tương lai”
Bước sang năm 2023, Bộ quyết tâm tiếp tục phát huy truyền thống của ngành, giữ vững ngọn cờ đổi mới và cải cách, không ngừng đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm, dũng cảm vượt qua chính mình, vì lợi ích chung của đất nước, của dân tộc theo phương châm “Nắm bắt cơ hội - Hướng tới tương lai”.
Cụ thể, trước tiên, Bộ sẽ tiếp tục làm tốt vai trò là cơ quan tham mưu chiến lược, phát triển kinh tế xã hội của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, nâng cao năng lực phân tích dự báo, đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu về tính kịp thời, chính xác và chất lượng công tác tham mưu điều hành kinh tế vĩ mô, công tác tham mưu cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nhất là trong bối cảnh dự báo năm 2023 sẽ có nhiều khó khăn, thách hơn, nhiều cạnh tranh gay gắt hơn, nhiều yếu tố bất định hơn so với năm 2022. Mục tiêu nhất quán là phải giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, bảo đảm tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý và phấn đấu tăng trưởng ở mức cao nhất; khởi thông các điểm nghẽn, giải phóng các nguồn lực đầu tư của xã hội, thu hút FDI chất lượng, có hiệu quả, hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước.
|
Chương trình nghệ thuật "Tự hào Việt Nam" chào xuân 2023 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Ảnh: Lê Tiên) |
Tiếp đến là làm tốt hơn công tác chủ động tham mưu, xây dựng thể chế hóa các chủ trương đường lối của Đảng, thể chế hóa pháp luật của Nhà nước để triển khai thực hiện, tháo gỡ vướng mắc.
Song song là duy trì thực hiện các nhiệm vụ thúc đẩy đổi mới sáng tạo, thúc đẩy nhanh hơn nữa, hiệu quả hơn nữa chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng; xây dựng và hoàn thiện các thể chế, chính sách để cụ thể hóa các mô hình kinh tế mới, phù hợp với thay đổi, xu hướng thế giới ngày nay như kinh tế số, kinh tế ban đêm, kinh tế chia sẻ, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. “Quan trọng hơn cả, chúng ta phải xây dựng phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trong nước, liên kết với các trung tâm, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo hàng đầu trên thế giới; xác định và tập trung vào một số ngành, lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế, có thể tận dụng, đi tắt đón đầu cùng xu thế phát triển xanh của thế giới; hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp Việt Nam càng nhanh càng tốt, càng nhiều càng quý với 2 phương châm: “đuổi kịp, tiến cùng và vượt lên” đối với một số lĩnh vực; cũng như “chủ động kiến tạo, tham gia trật tự mới, cuộc chơi mới” quyết định tương lai’ – Thứ trưởng Trần Duy Đông nói.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực đang quản lý của Bộ, tiếp tục duy trì vị trí số 2 và phấn đấu trở thành vị trí số 1 về chuyển đổi số theo xếp hạng chuyển đổi số của các Bộ, ngành Trung ương của Uỷ ban Chuyển đổi số quốc gia.
Hơn nữa, cần phải hoàn thành và trình phê duyệt toàn bộ các quy hoạch còn lại bảo đảm chất lượng và coi đây là cơ hội tổ chức, sắp xếp lại không gian phát triển, nhằm phát huy được tiềm năng, tận dụng được thế mạnh của từng vùng, khu vực, địa phương, từng ngành và lĩnh vực, tạo ra các động lực và cực tăng trưởng mới cho đất nước.
Thêm vào đó, phải đẩy mạnh hơn nữa hợp tác công - tư, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư, kích hoạt mọi nguồn lực xã hội.
Đặc biệt, thúc đẩy việc thực hiện nhanh hơn, hiệu quả hơn 03 đột phá chiến lược đã được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra, nhất là đột phá về phát triển cơ sở hạ tầng; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực cấp dưới và tăng cường kiểm tra, giám sát, phân bổ nguồn lực, giám sát đẩy nhanh giải ngân đầu tư công.
Tiếp tục thực tốt công tác thống kê theo phương châm “phải đúng - đủ - sống - sạch – sống” để hình thành cơ sở dữ liệu đầy đủ, quan trọng giúp công tác hoạch định chính sách kịp thời, hiệu quả trên tinh thần “Số liệu thống kê phải như tai, mắt của Đảng và Nhà nước”.
Tập trung hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đầu mối hợp tác liên Chính phủ giữa Việt Nam và Lào trên tinh thần bình đẳng, cùng có lợi, "giúp bạn là giúp mình".
“Đáng chú ý là, chúng ta cần làm tốt công tác truyền thông chính sách trên cơ sở tạo ra chất liệu để truyền thông, tạo đồng thuận xã hội. Khó khăn lúc nào cũng có nhưng khi truyền thông tốt sẽ có được sự ủng hộ tránh nghi ngờ, oán trách. Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác truyền thông chính sách theo tinh thần "nói được làm được, đi vào lòng người" – Thứ trưởng đề xuất.
Sau cùng, Bộ phải thực hiện vai trò phối hợp hiệu quả, chặt chẽ, nhịp nhàng, khẩn trương với các Bộ/ngành, tạo đầu ra cho các phương án thực hiện. Đồng thời, làm tốt công tác xây dựng Đảng trên tất cả các mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, liêm chính, bản lĩnh, trí tuệ, dân chủ./.