Trước đó, bệnh nhân không có tiền sử dị ứng gì, không có các bệnh lí nền. Khoảng 3 phút sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19, bệnh nhân bị phản vệ, khó thở, suy hô hấp, phù phổi cấp, rối loạn nhịp tim, ngừng tuần hoàn.
|
Lãnh đạo bệnh viện chúc mừng nữ điều dưỡng ra viện (Ảnh: PV) |
Ngay lập tức, êkíp trực hồi sức tiến hành cấp cứu cho bệnh nhân, các bác sĩ tiến hành tiêm Adrenaline, đặt nội khí quản, thở máy, cấp cứu ngừng tuần hoàn. Trong vòng 24-48 giờ đồng hồ, bệnh nhân suy hô hấp cấp nặng và được tiến hành hồi sức tích cực, lọc máu liên tục. Sau 72 giờ, tình trạng bệnh nhân ổn định dần, các chức năng cơ quan trong giới hạn bình thường, được cai thở máy và tiếp tục theo dõi. Sau một tuần, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định và được ra viện.
Trước khi triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19, bệnh viện Đà Nẵng đã tổ chức các lớp tập huấn về công tác xử trí các biến chứng sau tiêm và phác đồ cấp cứu phản vệ.
|
Nữ điều dưỡng sốc phản vệ đã ra viện (Ảnh: PV) |
Tại thời điểm tiêm vắc xin, bệnh viện đã bố trí khu vực cấp cứu với đầy đủ trang thiết bị cho công tác hồi sức bao gồm hệ thống oxy, máy thở, máy sốc điện, cũng như phương tiện, thuốc men cấp cứu ngừng tuần hoàn nâng cao. Bệnh viện lên phương án, chuẩn bị ekip hồi sức cấp cứu ứng trực tại chỗ theo dõi sau tiêm để kịp thời xử lý tình huống.
Bác sĩ Hà Sơn Bình cũng khuyến cáo thêm: Tại các điểm tiêm chủng cần chuẩn bị đầy đủ các phương tiện hồi sức cấp cứu, nhân lực để kịp thời xử trí các phản ứng nặng sau tiêm vắc xin phòng COVID-19. Cần đánh giá mức độ phản vệ để kịp thời xử lý tình huống, sử dụng Adrenaline cứu sống bệnh nhân.