|
Đường giao thông được nâng cấp đoạn qua Gia Nghĩa- Đắk Nông. (Ảnh: K.V) |
Riêng đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành 140km vừa được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư; còn lại đoạn Ngọc Hồi - Gia Nghĩa 355km đang nghiên cứu đầu tư.
Theo báo cáo Cục Đường cao tốc Việt Nam đến hết năm 2025 Tây Nguyên sẽ có 87km đường cao tốc. Ngoài ra, còn có 8 tuyến trục ngang với chiều dài khoảng 1.400km. Bao gồm 19km cao tốc Liên Khương - Prenn hoàn thành đầu tư; đang đầu tư 117km đoạn Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột; đang chuẩn bị đầu tư 381km gồm các đoạn, Quy Nhơn - Pleiku (180km), Dầu Giây - Liên Khương (201km đã phê duyệt chủ trương đầu tư); đang tiếp tục nghiên cứu đầu tư (136km đoạn Kon Tum - Quảng Ngãi).
Lãnh đạo Cục Đường cao tốc Việt Nam cho hay, phấn đấu đến cuối năm 2025, 68km đầu tiên giai đoạn 1 cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột hoàn thành, nâng tổng số cao tốc đang khai thác ở Tây Nguyên lên gần 90km. Còn lại 46km giai đoạn 1 cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột hoàn thành cuối năm 2026. Trong năm này, Tây Nguyên sẽ có 136km cao tốc và năm 2030 phấn đấu có gần 1.200km cao tốc.
Giai đoạn sau năm 2030 sẽ tiếp tục đầu tư khoảng 751km các tuyến còn lại theo quy hoạch: Đà Nẵng - Thạnh Mỹ - Ngọc Hồi - Bờ Y, Pleiku - Lệ Thanh, Phú Yên - Đắk Lắk, Nha Trang - Liên Khương, Liên Khương - Buôn Ma Thuột.
Được biết, các dự án thành phần 2 và 3 cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột đang tăng tốc thi công trên công trường. Hiện tất cả các nhà thầu đang tập trung toàn bộ nhân lực, máy móc và đã tăng tốc thi công. Trên tuyến bố trí 9 nút giao (trung bình 13km/1 nút), trong đó: Khánh Hòa 3 nút (QL1, CT01, QL26); Đắk Lắk 6 nút (Trường Sơn Đông, Ea Rớt, Vụ Bổn, TL9, TL10, CT02). Công trình trên tuyến tổng số 86 cầu/19,3 km, 4 hầm/2,8km.
Thống kê, với 8 gói thầu xây lắp, khối lượng thi công toàn dự án đến nay đạt khoảng 13% giá trị hợp đồng. Tuy nhiên, một số khó khăn, vướng mắc cản tiến độ triển khai. Trong đó, mặt bằng còn vướng khoảng 4,8/116km chưa bàn giao; thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên kéo dài, đến khoảng tháng 6/2024 mới bắt đầu khai thác để bàn giao mặt bằng...
Khó hơn nữa là mặt bằng được bàn giao không liên tục. Đại diện ban điều hành dự án thành phần 2 cho hay, dự án qua địa hình phân cắt mạnh, khu vực rừng tự nhiên nên việc mở đường tiếp cận rất khó khăn.
Cục Đường cao tốc Việt Nam kiến nghị UBND các tỉnh Khánh Hòa, Đắk Lắk đẩy nhanh thủ tục bồi thường, tái định cư, thu hồi rừng để hoàn thành bàn giao mặt bằng trong tháng 8/2024. Lãnh đạo UBND các tỉnh Khánh Hòa, Đắk Lắk cho biết, sẽ tập trung đẩy mạnh thi công để hoàn thành 20km đầu tuyến dự án thành phần 1 và toàn bộ 48km dự án thành phần 3 cuối năm 2025./..