|
Trồng dưa leo sạch ở Đăks Lắk. (Ảnh: K.V) |
Cụ thể, số kinh phí này hỗ trợ cho 10 HTX đầu tư máy móc thiết bị phục vụ thành viên sản xuất, kinh doanh, ứng dụng đổi mới công nghệ, xây dựng mô hình điển hình tiên tiến năm 2024.
Một số đơn vị được hỗ trợ như: HTX Nuôi trồng nấm Hòa Xuân (TP. Buôn Ma Thuột), HTX Dịch vụ nông nghiệp Nhất Tâm (huyện Ea Kar), HTX Dịch vụ nông nghiệp Tân Lập Đông (huyện Krông Búk), HTX Sản xuất nông nghiệp Ea Wy (huyện EA H’leo), HTX Nông nghiệp dịch vụ Quyết Tiến (huyện Krông Ana)…
Đây là chính sách hỗ trợ rất thiết thực, thúc đẩy HTX phát triển, liên kết với doanh nghiệp hoặc đang xúc tiến việc liên kết với doanh nghiệp để tham gia vào chuỗi giá trị nông sản chủ lực của tỉnh, hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX hiệu quả, góp phần tích cực vào Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Các HTX được lựa chọn hỗ trợ đã và đang từng bước trở thành những đơn vị tiêu biểu, điển hình, có tính lan tỏa để các HTX khác đến tham quan, học tập.
Được biết, toàn tỉnh hiện có 783 HTX, trong đó, năm 2023 có 116 HTX thành lập mới. Khu vực KTTT thu hút 71.000 thành viên, 23.000 lao động thường xuyên. Quy mô, số lượng hợp tác xã ở Đắk Lắk thuộc top 10 cả nước và đứng đầu khu vực Tây Nguyên.
Đến nay, cơ bản các HTX đang hoạt động đều tổ chức bộ máy và quản lý, điều hành theo Luật Hợp tác xã 2012; doanh thu bình quân đạt 2,5 tỷ đồng/HTX/năm; thu nhập bình quân thành viên, người lao động 60 triệu đồng/năm.
Số hợp tác xã là thành viên của Liên minh Hợp tác xã tỉnh là trên 600 thành viên, với tổng số thành viên hợp tác xã toàn tỉnh khoảng gẩn 70 nghìn thành viên và tổng số lao động thường xuyên trong hợp tác xã là trên 22 nghìn lao động.
Doanh thu bình quân hợp tác xã khoảng 1,8 tỷ đồng/năm, doanh thu của hợp tác xã với thành viên đạt khoảng 220 triệu đồng/năm, lãi bình quân hợp tác xã đạt 250 triệu đồng/năm, thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong hợp tác xã đạt khoảng 55 triệu đồng/năm.
Cùng với hợp tác xã, tổ hợp tác cũng được hình thành, phát triển với nhiều hình thức tổ chức và loại hình hoạt động. Đến nay, toàn tỉnh có 379 tổ hợp tác với khoảng 7.400 thành viên tham gia, trong đó có 373 tổ hợp tác thuộc lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp; thu nhập của các thành viên tổ hợp tác đạt khoảng 40 triệu đồng/năm. Hiện nay các tổ hợp tác được tổ chức chặt chẽ hơn, có khoảng trên 90% tổ hợp tác được chính quyền địa phương chứng thực hợp đồng hợp tác, các tổ hợp tác phát triển chủ yếu ở khu vực nông thôn, phát triển mạnh dưới hình thức tổ liên kết…
Từ nguồn kinh phí của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và của địa phương cấp, từ năm 2011 đến năm 2023, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Đắk Lắk đã hỗ trợ cho 307 hợp tác xã với tổng số tiền hơn 2,4 tỷ đồng.
Hằng năm, Liên minh Hợp tác xã tỉnh phối hợp tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ quản lý, điều hành và thành viên hợp tác xã... Thông qua các khóa tập huấn, bồi dưỡng đã góp phần giúp cho cán bộ quản lý trong các hợp tác xã cải thiện về năng lực quản lý điều hành, từng bước tổ chức sản xuất kinh doanh hiệu quả. Từ đó, nâng cao chất lượng hoạt động, nâng dần số lượng hợp tác xã khá giỏi, đa dạng ngành nghề kinh doanh, đáp ứng nhu cầu của thành viên, thích ứng với cơ chế thị trường, tăng tính cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác.../..