Quang cảnh lễ tưởng niệm 72 năm thảm họa bom nguyên tử tại Nagasaki, Nhật Bản.
(Ảnh minh họa: AP)
Ngày kỷ niệm này cũng đồng thời là cơ hội để cộng đồng quốc tế tái khẳng định cam kết dành ưu tiên đặc biệt cho vấn đề giải trừ vũ khí hạt nhân toàn cầu.
Sau cuộc họp cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc về giải trừ vũ khí hạt nhân, được tổ chức ngày 26/9/2013, Ủy ban Thứ nhất của Đại hội đồng Liên hợp quốc – phụ trách giải trừ vũ khí hạt nhân – đã thông qua nghị quyết, theo đó yêu cầu “các cuộc đàm phán bắt đầu sớm nhất có thể, trong khuôn khổ Hội nghị giải trừ quân bị, để nhanh chóng thông qua một công ước toàn diện về vũ khí hạt nhân cấm giam giữ, phát triển, sản xuất, mua lại, thử nghiệm, tích lũy, chuyển giao và sử dụng hoặc đe dọa sử dụng các vũ khí hạt nhân này và cảnh báo sự hủy diệt của chúng".
Tại nghị quyết này, Đại hội đồng Liên hợp quốc cũng đã tuyên bố lấy ngày 26/9 để kỷ niệm Ngày quốc tế loại bỏ vũ khí hạt nhân và ngày kỷ niệm này nhằm mục đích thúc đẩy quá trình đạt được mục tiêu loại bỏ vũ khí hạt nhân. Nhân dịp này, nhiều hoạt động được tổ chức nhằm vận động và thông tin về các mối đe dọa mà vũ khí hạt nhân gây ra cho nhân loại và sự cần thiết phải loại bỏ hoàn toàn những mối đe dọa này, huy động cộng đồng quốc tế để đạt được các mục tiêu chung là xây dựng một thế giới không có vũ khí hạt nhân.
Ngoài ra, nghị quyết cũng sớm tổ chức một hội nghị quốc tế cấp cao của Liên hợp quốc về giải trừ vũ khí hạt nhân, muộn nhất là vào năm 2018, để đánh giá các tiến bộ đã đạt được trong lĩnh vực này.
Giải trừ vũ khí hạt nhân
Việc thực hiện một thế giới không vũ khí hạt nhân là một trong những mục tiêu lâu đời nhất của Liên hợp quốc. Vấn đề này, trên thực tế, đã được đề cập từ nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng Liên hợp quốc vào năm 1946. Kể từ đó đến nay, giải giáp vũ khí chung và toàn diện luôn được đưa vào chương trình nghị sự của Đại hội đồng Liên hợp quốc và là một trong những ưu tiên của tổ chức này. Kể từ năm 1975, đây cũng là một vấn đề xuyên suốt tại Hội nghị các Bên tham gia Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân. Năm 1978, phiên họp đặc biệt đầu tiên của Đại hội đồng Liên hợp quốc về giải trừ quân bị tái khẳng định rằng các biện pháp giảm vũ khí hạt nhân có hiệu quả là ưu tiên cao nhất.
Tuy nhiên, hiện nay, theo Liên hợp quốc, khoảng 15.000 vũ khí hạt nhân vẫn đang tồn tại trên thế giới và các nước có vũ khí hạt nhân vẫn tài trợ cho kế hoạch dài hạn để hiện đại hóa chúng. Hơn một nửa dân số thế giới sống ở các nước có vũ khí hạt nhân hoặc là thành viên của các liên minh hạt nhân. Năm 2017, trong khi chúng ta đang tham gia giảm đáng kể các vũ khí hạt nhân được triển khai kể từ Chiến tranh Lạnh thì vẫn không có đầu đạn hạt nhân nào bị phá hủy bởi hiệp định song phương hoặc đa phương, cũng không có đàm phán giải trừ vũ khí hạt nhân đã được khởi xướng. Ngược lại, các quốc gia sở hữu những vũ khí như vậy đã phát triển các kế hoạch hiện đại hóa lâu dài các kho vũ khí hạt nhân của họ và các học thuyết ngăn cản hạt nhân vẫn còn là một yếu tố quan trọng trong các chính sách an ninh của các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và các đồng minh của họ.
Trong bối cảnh đó, Ngày quốc tế loại bỏ vũ khí hạt nhân là dịp đặc biệt quan trọng, là một cơ hội cho cộng đồng quốc tế tái khẳng định cam kết của mình đối với việc giải trừ hạt nhân toàn cầu và nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải làm như vậy. Ngày kỷ niệm này cũng nhằm nâng cao nhận thức trong công chúng và các nhà lãnh đạo về lợi ích kinh tế xã hội của một thế giới không có vũ khí hạt nhân.
Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân, được thông qua vào ngày 7/7/2017, đánh dấu cột mốc và đóng góp quan trọng cho mục tiêu chung của một thế giới không có vũ khí hạt nhân. Hiệp ước đề cập tới việc cấm một cách toàn diện việc phát triển, thử, chế tạo, sản xuất, chiếm hữu, tàng trữ, chuyển giao, kiểm soát, sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân trong “bất kỳ hoàn cảnh nào”. Hiệp ước này một mặt phản ánh mối quan ngại ngày càng tăng về các rủi ro bắt nguồn từ sự tồn tại của vũ khí hạt nhân, và mặt khác phản ánh nhận thức liên quan tới những hậu quả nhân đạo nghiêm trọng phát sinh từ việc sử dụng các loại vũ khí như vậy. Đến nay, 52 nước và vùng lãnh thổ đã phê chuẩn Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân, quy tụ đủ điều kiện để văn kiện quan trọng này phát huy hiệu lực sau 90 ngày kể từ thời điểm ký kết. Đây là một sự kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn hướng tới một mục tiêu toàn cầu nhằm xây dựng một thế giới không còn vũ khí hạt nhân.
Ngày 22/9/2017, tại Trụ sở Liên hợp quốc, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã ký Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân. Việc sớm ký Hiệp ước đã thể hiện rõ chính sách nhất quán của Việt Nam vì hòa bình, ủng hộ việc giải trừ vũ khí hạt nhân trên toàn thế giới. |