Mexico trở thành quốc gia có số ca tử vong vì COVID-19 cao thứ ba thế giới

Thứ bảy, 27/03/2021 06:27
(ĐCSVN) – Châu Âu là khu vực ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất thế giới (38.638.419 ca). Với 35.486.377 ca mắc, Bắc Mỹ là khu vực bị ảnh hưởng thứ hai. Tiếp đến là châu Á với 27.678.437 ca và Nam Mỹ với 20.576.932 ca. Châu Phi (4.191.428 ca) và châu Đại Dương (55.557 ca) là 2 khu vực ít bị ảnh hưởng nhất.

Trang thống kê trực tuyến worldometers.info tiếp tục cập nhật các số liệu mới nhất tính đến sáng 27/3 cho thấy, tổng số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới hiện là 126.627.871 ca, trong đó 2.777.914 ca tử vong và 102.061.894 ca đã được chữa khỏi.

Trong ngày hôm qua, thế giới ghi nhận thêm 574.039 ca nhiễm mới. Trong đó, Mỹ - nước chịu ảnh hưởng nhất của đại dịch COVID-19 - ghi nhận số ca nhiễm mới là  69.592 ca và 1.174 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 ở nước này lên lần lượt là 30.844.065            ca và 561.028 ca.

Brazil trở thành quốc gia đứng thứ hai thế giới về số ca mắc với 12.404.414 ca và số ca tử vong là 307.112. Riêng ngày hôm qua, nước này ghi nhận thêm 79.649 ca nhiễm mới. Đứng thứ ba thế giới là về số ca mắc là Ấn Độ với 11.908.356 ca nhiễm, trong khi đó Mexico trở thành quốc gia có số ca tử vong cao thứ ba thế giới với  200.211 ca. Số ca tử vong vì COVID-19 tại Mexico đã vượt quá 200.000 người cho dù số ca nhiễm và tử vong mới trong những tuần gần đây có xu hướng giảm sau khi tăng vọt vào tháng 1, khiến nhiều bệnh viện ở nước này rơi vào tình trạng quá tải. Tuy nhiên, giới chức Mexico cảnh báo nguy cơ xảy ra làn sóng lây nhiễm mới sau kỳ nghỉ Lễ Phục sinh vào đầu tháng 4 tới.

 Số ca tử vong vì COVID-19 tại Mexico đã vượt quá 200.000 người  (Ảnh: Prensa Latina)

Châu Âu là  khu vực ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất thế giới (38.638.419 ca). Với 35.486.377 ca mắc, Bắc Mỹ là khu vực bị ảnh hưởng thứ hai. Tiếp đến là châu Á với 27.678.437 ca và Nam Mỹ với 20.576.932 ca. Châu Phi (4.191.428 ca) và châu Đại Dương (55.557 ca) là 2 khu vực ít bị ảnh hưởng nhất.

Tại châu Âu, phát biểu sau khi kết thúc Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU), Thủ tướng Đức Angela Merkel khẳng định "Lục địa Già" không chỉ đang đối mặt với làn sóng lây nhiễm thứ ba, mà là một "đại dịch mới", do biến thể phát hiện ở Anh gây ra. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm hơn 21.872 ca mắc mới COVID-19, trong khi số ca tử vong do căn bệnh này cũng tăng 187 ca. Tính đến thời điểm hiện tại, Đức có 2.754.002 triệu ca mắc COVID-19 và 76.303 ca tử vong.

Cùng ngày, Ukraine ghi nhận 18.132 ca mắc mới COVID-19, con số cao nhất kể từ khi dịch bùng phát. Trước đó, số ca mắc mới hằng ngày cao nhất ở nước này là 16.669 ca ghi nhận ngày 25/3. Tổng số ca mắc ở Ukraine tính đến nay là 1.596.575 ca, với 31.135 ca tử vong.

Trước tình hình trên, Romania thông báo hàng loạt biện pháp phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh COVID-19 nghiêm ngặt hơn, theo đó quy định đóng cửa sớm các cơ sở kinh doanh và hạn chế hoạt động đi lại tại nhiều thành phố và khu vực mà dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Tại châu Á, dịch bệnh đang diễn biến phức tạp tại Đông Nam Á. Trong 24 giờ qua,  Philippines ghi nhận 8.743 ca mắc mới COVID-19. Quốc gia Đông Nam Á này đã ghi nhận số ca mắc tăng mạnh trong những ngày qua, theo đó số ca mắc mới trong 10 ngày qua chiếm 1/10 tổng số 693.018 ca bệnh ở nước này. Hiện tổng số ca tử vong ở nước này là 13.095.

Trong bối cảnh trên, Chính phủ Indonesia - nước hiện đang có số ca mắc và tử vong cao nhất khu vực, đã quyết định cấm người dân rời khỏi các vùng đô thị để trở về quê nhà trong dịp lễ Eid al-Fitr của người Hồi giáo vào tháng 5 tới nhằm giảm nguy cơ lây lan dịch COVID-19. Theo đó, lệnh cấm này sẽ được áp dụng từ ngày 6-17/5. Hiện tổng số ca mắc và tử vong do COVID-19 tại nước này lần lượt là 1.482.559 và 40.081.

Ngày 26/3, Bộ Y tế Campuchia xác nhận phát hiện thêm 55 ca nhiễm virus SARS-CoV-2. Toàn bộ số ca nhiễm mới này (từ 8 tháng tuổi đến 70 tuổi) đều có liên quan tới “sự cố lây nhiễm cộng đồng ngày 20/2”, đưa tổng số ca bệnh ở nước này lên 1.872 người, trong đó 1.056 bệnh nhân đã bình phục. Trong bối cảnh dịp Tết cổ truyền té nước đang đến gần, Văn phòng Thủ tướng Lào thông báo các nghi lễ truyền thống vẫn được phép tổ chức, song các sự kiện công cộng bị cấm trong các ngày 14-16/4./.

 

Kiều Giang

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực