Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng trao cờ thi đua
cho các đơn vị có thành tích xuất sắc. (Ảnh: TH).
Trả lời:
Nội dung câu hỏi của bạn Lê Hồng Phú được nêu rõ tại Quy định 30-QĐ/TW ngày 26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương "Quy định thi hành chương VII và chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng".
Cụ thể, Điểm 2.1, 2.2.1 Khoản 1, Điều 30, văn bản số 30-QĐ/TW quy định:
2. Các cấp ủy đảng lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng.
2.1 Lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát
Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy các cấp:
- Triển khai, quán triệt Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận, hướng dẫn của Đảng, của cấp ủy cấp trên và cấp mình về công tác kiểm tra, giám sát.
- Xây dựng và chỉ đạo các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp ủy cùng cấp và cấp ủy cấp dưới xây dựng phương hướng, nhiệm vụ; phân công cấp ủy viên, các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy cùng cấp thực hiện công tác kiểm tra, giám sát. Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc cấp ủy cấp dưới thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát.
- Ban hành các văn bản theo thẩm quyền để các tổ chức đảng thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng và để Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, nhân dân tham gia kiểm tra, giám sát.
- Ban hành và chỉ đạo thực hiện các quy định phối hợp giữa ủy ban kiểm tra với các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy, giữa các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy với ban cán sự đảng, đảng đoàn hoặc với các cơ quan liên quan.
- Nghe báo cáo và chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; giải quyết kiến nghị của các tổ chức đảng cấp dưới và định kỳ sơ kết, tổng kết về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng.
- Lãnh đạo, chỉ đạo về tổ chức, hoạt động của ủy ban kiểm tra, cơ quan ủy ban kiểm tra, về xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra.
- Lãnh đạo, chỉ đạo việc tuyên truyền, phổ biến công tác kiểm tra, giám sát kỷ luật đảng.
- Đề xuất với cấp có thẩm quyền về những vấn đề cần bổ sung, sửa đổi hoặc ban hành các văn bản về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.
2.2 Tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra
2.2.1 Kiểm tra chấp hành:
a) Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy từ cấp trên cơ sở trở lên xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra. Cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng Đảng và tình hình thực tế để xác định nội dung, đối tượng kiểm tra cho phù hợp.
- Nội dung kiểm tra:
* Đối với tổ chức đảng:
+ Việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
+ Việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, chế độ công tác, thực hiện dân chủ trong Đảng, giữ gìn đoàn kết nội bộ.
+ Việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hành tiết kiệm; phòng, chống tham nhũng, lãng phí; việc quản lý, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.
+ Việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện cải cách hành chính, cải cách tư pháp.
+ Việc lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
+ Việc tuyển dụng, tiếp nhận, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, luân chuyển, đề bạt, bố trí, sử dụng, khen thưởng, kỷ luật cán bộ.
+ Việc lãnh đạo, chỉ đạo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
* Đối với đảng viên: Việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên.
- Đối tượng kiểm tra:
+ Tổ chức đảng thuộc phạm vi quản lý, trước hết là tổ chức đảng cấp dưới trực tiếp.
+ Đảng viên thuộc phạm vi quản lý, trước hết là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy các cấp quản lý và cán bộ giữ cương vị chủ chốt hoặc được giao các nhiệm vụ quan trọng.
b) Đảng ủy, ban thường vụ đảng ủy cơ sở xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra theo chức năng, nhiệm vụ. Nội dung, đối tượng kiểm tra như của đảng ủy, ban thường vụ đảng ủy cấp trên cơ sở và những nội dung do cấp ủy cấp trên giao.
c) Đảng ủy bộ phận xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra theo chức năng, nhiệm vụ và những nội dung do đảng ủy, ban thường vụ đảng ủy cơ sở giao.
d) Chi bộ xây dựng kế hoạch và tiến hành kiểm tra đảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên. Tập trung kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của chi bộ, nhiệm vụ do chi bộ phân công và quy định về những điều đảng viên không được làm./.