|
Dứa Hướng Đạo, đặc sản của vùng, phát huy hiệu quả cho phát triển kinh tế (Ảnh: Internet) |
Trong nhiệm kỳ 2005-2010, mức tăng trưởng kinh tế hàng năm của xã Hướng Đạo (Tam Dương) đạt từ 19 -22%, bình quân lương thực quy thóc đạt từ 370kg/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 25,7%.
Tuy chưa hết nghèo song ở một xã thuần nông, địa hình phức tạp, đồng ruộng bậc thang, khe lạch, bạc màu, sản xuất nông nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên thì những con số ấy đã cho thấy sự nỗ lực của cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân trong việc tập trung mọi nguồn lực để Hướng Đạo sẽ không còn hộ nghèo, đời sống của nhân dân từng bước được nâng lên.
Trong nông nghiêp, chính quyền xã chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế hợp lý, đầu tư thâm canh ổn định, đảm bảo gieo trồng đúng khung thời vụ, gieo trồng hết diện tích. Đồng thời tích cực đưa các giống cây, con có năng suất, chất lượng cao vào sản và các loại cây rau màu ngắn ngày khác. Hàng năm bình quân diện tích gieo trồng của xã từ 10.000 ha trở lên, trong đó diện tích gieo trồng các loại lúa từ 620ha trở xuất để tăng thu nhập cho gia đình như cây dưa chuột, cây bí canh lên, phần lớn là các loại giống lúa mới có năng suất chất lượng, giá trị hàng hóa cao nên năng suất bình quân đạt 46 tạ/ha trở lên. Sản lượng lương thực quy thóc hàng năm đạt từ 2.900 tấn đến 3.200 tấn trở lên. Giá trị thu nhập bình quân trên 1 ha canh tác đạt 25,3 triệu/ ha (năm 2009) vượt 2,3 triệu ha so với chỉ tiêu đại hội (23 triệu/ha).
Phát huy lợi thế có địa hình đồi núi, xã vận động nhân dân không ngừng chăm sóc, cải tạo vườn cây ăn quả, cây lấy gỗ, các loại cây lâm sản, nhất là cây bạch đàn cao sản. Hầu hết các hộ đều trồng cây bạch đàn cao sản, sau 3 năm cho thu hoạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Cùng với trồng trọt, chăn nuôi cơ bản ổn định và phát triển cả về số lượng, chất lượng. Chăn nuôi được xác định là mũi nhọn, khâu đột phá trong phát triển kinh tế của xã. Đàn trâu, bò đã được cải tạo và tăng nhanh theo hướng sin hoá đàn bò, nạc hoá đàn lợn, tăng nhanh đàn gà đẻ trứng, gà thả vườn theo hướng gai trại, trang trại phù hợp với quy mô sản xuất. Tổng giá trị thu nhập ngành chăn nuôi năm 2005 chiếm 44,2% giá trị thu nhập thì đến năm 2009 chiếm 48,8% tăng 3,84%.
Không chỉ tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp, xã còn tăng cường đẩy mạnh phát triển các ngành nghề dịch vụ nhỏ trên quy mô toàn xã, nhất là ở dọc theo các trục đường quốc lộ, đường liên thôn, liên xã. Số hộ kinh doanh vật tư, vật liệu, hàng tạp hoá, dịch vụ ngày càng nhiều phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Các ngành nghề dịch vụ khác như giết mổ gia cầm, vận tải hàng hoá, thợ mộc, thợ nề, cơ khí, sửa chữa nhỏ, đi lao động ngoài xã hội và đi nước ngoài cũng đang có chiều hướng tăng dần. Doanh thu ngành nghề dịch vụ tăng đáng kể trong nền kinh tế địa phương, năm 2005 chiếm 26,8% tổng giá trị thu nhập thì đến năm 2009 đã chiếm 30,11% nền kinh tế toàn xã tăng 3,31% so với chỉ tiêu đại hội đề ra. Tổng giá trị thu nhập toàn xã năm 2005 đạt 27 tỷ đồng đến năm 2009 đạt trên 73 tỷ đồng tăng hơn 43 tỷ (58,89%) so với chỉ tiêu đại hội. Bình quân thu nhập đầu người năm 2009 đạt trên 6 triệu đồng tăng hơn 3 triệu đồng so với năm 2005.
Bên cạnh đó, chính quyền và các đoàn thể đã tạo mọi điều kiện để các hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu được tiếp cận vốn vay qua nhiều nguồn khác nhau để phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho gia đình và xã hội. Tính đến hết năm 2009 tổng số tiền nhân dân được vay là trên 23 tỷ đồng/1.425 hộ. Từ đó, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được nâng lên, trên 93,4% hộ dân có nhà xây lợp ngói, xã đã được TW MTTQ công nhận xoá nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo .