Kinh tế Vĩnh Phúc vững bước khi Việt Nam gia nhập WTO

Thứ năm, 16/09/2010 15:13

Những năm qua, mặc dù tình hình kinh tế thế giới, khu vực và cả nước có nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, thiên tai, dịch bệnh nhưng tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao so với cả nước. Nền kinh tế Vĩnh Phúc tiếp tục phát triển bền vững khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO.

Thực hiện nghị quyết Hội nghị BCH TW lần thứ 4 khoá X về một số chủ trương chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam gia nhập WTO, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh đã triển khai đồng bộ các giải pháp, kịp thời ban hành nhiều nghị quyết và quyết định cụ thể hoá Nghị quyết TW 4. Tích cực lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh tranh thủ được những thuận lợi lớn, đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực do hội nhập kinh tế thế giới đem lại. Chính vì vậy, nền kinh tế của tỉnh ta tiếp tục phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam gia nhập WTO. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2006-2010 ước đạt 17,4%/năm; cơ cấu kinh tế năm 2010 ước đạt: công nghiệp xây dựng là 56%; dịch vụ là 30,23%; nông, lâm nghiệp thuỷ sản đạt 13,74%.

Ngay sau khi Nghị quyết 16/2007/NQ-CP của Chính phủ được triển khai, tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành kế hoạch, chương trình hành động về việc nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền và tổ chức thực hiện các nghị quyết Hội nghị TW 4 khoá X. Trong đó đưa ra mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh đến năm 2010, 2015 và những chủ trương, giải pháp chủ yếu để đạt được những mục tiêu đề ra. Thực hiện kế hoạch của Tỉnh uỷ, các chi, đảng bộ trên địa bàn toàn tỉnh đã tổ chức các lớp nghiên cứu, học tập, phố biến nội dung Nghị quyết đến từng cán bộ, đảng viên từ tỉnh đến cơ sở. 100% các chi, đảng bộ đã xây dựng chương trình hành động thực hịên nghị quyết TW 4. Chương trình hành động của tỉnh với 8 nhiệm vụ chủ yếu và 25 chương trình, đề án đưa vào triển khai thực hiện nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Để người dân hiểu rõ hơn về hội nhập kinh tế quốc tế, thời gian qua cùng với việc triển khai các lớp nghiên cứu, học tập, phố biến nội dung về hội nhập kinh tế quốc tế, công tác tuyên truyền về WTO được chú trọng. Trên các phương tiện thông tin đại chúng đã đăng tải nhiều chương trình, tin, bài về hội nhập kinh tế quốc tế, nhằm cung cấp thông tin về hội nhập đến với quần chúng nhân dân trong tỉnh, nhất là cho các doanh nghiệp.

Đối với việc hoàn thiện thể chế và văn bản pháp quy của địa phương, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo ngành Tư pháp thường xuyên rà soát, hệ thống hoá các văn bản pháp quy của địa phương, kịp thời bãi bỏ những quy định còn chồng chéo; sửa đổi hoặc bãI bỏ các văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh hoặc nội dung tráI với vănbản quy phạm pháp luật của trung ương. Từ năm 2007 đến nay, UBND tỉnh đã công bố hàng trăm văn bản hết hiệu lực thi hành, bãI bỏ hàng chục quyết định; tiến hành kiểm tra văn bản của các huyện, thành, thị, phát hiện và xử lý hàng chục văn bản ban hành chưa đúng thẩm quyền hoặc có nội dung chưa phù hợp với pháp luật. Thực hiện Nghị quyết của BCH Trung ương Đảng khoá X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước; nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2007-2010, UBND tỉnh đã xây dựng và triển khai thực hiện đề án sắp xếp các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện theo hướng tinh giảm, hoạt động hiệu quả theo xu hướng đa ngành, đa chức năng, phù hợp với công tác chuyên môn và đối ngoại của địa phương. Đồng thời triển khai thực hiện 4 tiểu đề án đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước, trong đó CCTTHC trên 4 lĩnh vực: cải cách về thể chế; về tổ chức bộ máy; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức và cải cách hành chính công. Trong quá trình thực hiện cải cách thủ tục hành chính, toàn tỉnh đã rà soát được 1.281 thủ tục hành chính ở các cấp, trong đó kiến nghị giữ nguyên 504 TTHC; kiến nghị sửa đổi, bổ sung thay thế và bãI bỏ 777 TTHC.

Trong lĩnh vực về nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, của doanh nghiệp, Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành tranh thủ các cơ hội, huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, tích cực đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình kết cấu hạ tầng. Xây dựng cơ chế và thực hiệncác hình thức BT, BOT,…để huy động mọi nguồn lực nhằm thu hút đầu tư cho các công trình hạ tầng ngoài hàng rào các khu, cụm công nghiệp, khu đô thị, du lịch,… Công tác xúc tiến đầu tư có nhiều chuyển biến tích cực, môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện. Trong 3 năm qua, tỉnh ta đã thu hút được 359 dự án đầu tư trong và ngoài nước mới, trong đó có 77 dự án FDI với tổng nguồn vốn đăng ký đạt trên 1,4 tỷ USD, đưa tổng số dự án FDI đến nay là 117 dự án với tổng số vốn đăng ký là 2,35 tỷ đồng.; thu hút 282 dự án DDI mới với tổng số vốn đăng ký đạt gần 20 ngàn tỷ đồng, đưa tổng số dự án DDI đến nay đạt 338 dự án. Đi đôi với những cơ chế, chính sách thông thoáng, mở rộng, thu hút đầu tư của tỉnh, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển ngày càng lớn mạnh. Trong 3 năm qua, số doanh nghiệp thành lập mới trên địa bàn đạt 2.144 doanh nghiệp. Luỹ kế đến tháng 6 năm 2010, tổng số doanh nghiệp trên địa bàn là 3.470 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký gần 16 ngàn tỷ đồng, Trong đó số doanh nghiệp hiện đang hoạt động chiếm khoảng 80% tổng số doanh nghiệp đã đăng ký.

Với nhiều biện pháp nhằm kích cầu nền kinh tế phát triển, đến nay tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh ta luôn đạt ở mức độ cao so với cả nước. Ước đến cuối năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt 500 triệu USD; thu ngân sách đạt trên 10 ngàn tỷ đồng; GDP bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 1.630 USD, vượt mục tiêu đề ra( 1.380 USD/người); giải quyết việc làm cho 21 ngàn lao động/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn khảng 6%.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực