|
Vĩnh Phúc là địa phương được ghi nhận có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc năm 2021 (Ảnh: PV) |
Trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực canh tranh (PCI) năm 2021 điểm tên các địa phương nằm trong Top10 của cả nước bao gồm: Quảng Ninh, Hải Phòng, Đồng Tháp, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc, Bình Dương, Bắc Ninh, Huế, Bà Rịa Vũng Tàu và Hà Nội. Có thể thấy, sau nhiều năm nằm ngoài Top 10, thì năm 2021 vừa qua Vĩnh Phúc đã trở lại với vị trí cùng các địa phương tốp đầu của cả nước về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
Theo thống kê, giai đoạn 2016-2020, thứ hạng PCI của Vĩnh Phúc liên tục có sự sụt giảm, từ vị trí thứ 9/63 (năm 2016) xuống vị trí 29/63. Sau 5 năm (2016-2021), Vĩnh Phúc đã trở lại tốp 10 cả nước, cao hơn so với kế hoạch đề ra là phấn đấu giai đoạn 2021 – 2025, đưa Vĩnh Phúc nằm trong tốp 15 tỉnh.
Cũng theo VCCI, Vĩnh Phúc đứng ở vị trí thứ 5/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong đó, các chỉ số quan trọng như chi phí thời gian (8.46 điểm), chi phí không chính thức (8.05 điểm), thiết chế pháp lý (7.78 điểm), tiếp cận đất đai (7.56 điểm); cạnh tranh bình đẳng và tính năng động (đều trên 7 điểm), các chỉ số trên đều tăng so với bảng xếp hạng năm 2020.
|
Bảng số liệu xếp hạng (Ảnh chụp từ tài liệu) |
Tuy nhiên, một số đánh giá cho rằng điểm đạt được chưa cao như tính minh bạch (5.63 điểm, thấp nhất trong 10 chỉ số đánh giá, và cũng thấp nhất trong 5 tỉnh dẫn đầu chỉ số PCI), đào tạo lao động (6.81 điểm). Nhìn chung năm 2021, các tiêu chí đánh giá của Vĩnh Phúc đều tăng và được xếp vào hạng Tốt của Bảng chí số PCI 2021.
Năm 2021, toàn tỉnh Vĩnh Phúc dự kiến thu hút được 1,1 tỷ USD vốn FDI, trong đó, vốn FDI đăng ký mới đạt khoảng 900 triệu USD và vốn tăng thêm khoảng 200 triệu USD. Trong đó, có một dự án FDI lớn của nhà đầu tư Nhật Bản, có tổng vốn đăng ký hơn 611 triệu USD.
Tính lũy kế đến hết năm 2021, Vĩnh Phúc có 429 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 7,1 tỷ USD đến từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó nổi bật là các quốc gia và vùng lãnh thổ như: Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore… Các dự án FDI vào Vĩnh Phúc tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo như công nghiệp điện tử, ôtô, xe máy…
Báo cáo PCI 2021 được xây dựng dựa trên thông tin phản hồi từ gần hơn 10.000 doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động tại 63 tỉnh, thành phố và gần hàng nghìn doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang hoạt động tại các địa phương trên khắp cả nước.
Chỉ số PCI là tên viết tắt tiếng Anh của Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (Provincial Competitiveness Index) – Chỉ số đo lường và đánh giá chất lượng điều hành kinh tế, mức độ thuận lợi, thân thiện của môi trường kinh doanh và nỗ lực cải cách hành chính của chính quyền các tỉnh, thành phố tại Việt Nam, qua đó thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Được xây dựng từ dữ liệu điều tra doanh nghiệp thường niên có quy mô lớn nhất, thực hiện một cách công phu nhất tại Việt Nam hiện nay, Chỉ số PCI chính là “tập hợp tiếng nói” của cộng đồng doanh nghiệp dân doanh về môi trường kinh doanh tại các tỉnh, thành phố ở Việt Nam. Chỉ số PCI không nhằm mục đích nghiên cứu khoa học đơn thuần hoặc để biểu dương hay phê phán những tỉnh có điểm số PCI cao hay thấp. Thay vào đó, chỉ số PCI tìm hiểu và lý giải vì sao một số tỉnh, thành vượt lên các tỉnh, thành khác về ỉnh Vĩnh Phúc tăng mạnh lên vị trí thứ 5 trong cả nước (tăng 24 bậc so với năm 2020).
|