Vĩnh Phúc: tập trung cho Quy hoạch phát triển nông nghiệp

Thứ hai, 10/05/2010 18:38

Ngày 7/5/2010, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã họp, cho ý kiến về Quy hoạch phát triển nông nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư phát triển các cụm công nghiệp - làng nghề trên địa bàn tỉnh và một số nhiệm vụ quan trọng khác.

Đồng chí Trịnh Đình Dũng, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH khoá XII của tỉnh chủ trì hội nghị.

Hầu hết các ý liến tại hội nghị đều đánh giá cao đồ án phát triển nông nghiệp của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; tuy nhiên, đồ án cần làm rõ hơn bước phát triển của ngành nông nghiệp khi Vĩnh Phúc trở thành thành phố, đặc biệt là lĩnh vực chăn nuôi, cần có giải pháp cụ thể để đưa ngành này thành ngành kinh tế mũi nhọn. Việc phân thành 3 vùng sản xuất (trung du, miền núi; vùng nông nghiệp phục vụ đô thị và vùng thâm canh cao) là phù hợp với đặc điểm sinh thái của tỉnh; tuy nhiên quy hoạch cần bám sát các tiêu chí của Quyết định số 491 của Chính phủ về tiêu chí nông thôn mới…

Kết luận nội dung này, Bí thư Tỉnh uỷ Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, Vĩnh Phúc nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và vùng thủ đô; trong những năm qua, kinh tế của tỉnh phát triển mạnh, trong đó có sự đóng góp quan trọng của ngành Nông nghiệp và lĩnh vực này góp phần quan trọng vào việc ổn định xã hội, XĐGN ở những vùng khó khăn của tỉnh.

Trong những năm qua, tỉnh đã tập trung đầu tư cho lĩnh vực này nên sản xuất nông nghiệp đã đạt được những kết quả quan trọng; cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch nhanh, bước đầu hình thành một số vùng sản xuất hàng hoá, vùng sản xuất thâm canh, chăn nuôi tập trung; quan hệ sản xuất dần hoàn thiện, phù hợp với kinh tế thị trường…

Tuy nhiên, việc chuyển dịch cơ cấu trong lĩnh vực này còn chậm, mang tính tự phát; chưa hình thành được vùng sản xuất lớn; khối lượng hàng hoá còn ít, chất lượng và giá trị chưa cao. Hình thức sản xuất chủ yếu trong các hộ gia đình; doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp phát triển chậm; chưa có cơ chế hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực này; trong quá trình phát triển, cơ cấu sử dụng đất có sự thay đổi nhưng chưa được điều chỉnh kịp thời…

Đồng chí đánh giá cao cố gắng của ngành nông nghiệp và đơn vị tư vấn trong việc xây dựng đồ án; đồng tình với đánh giá thực trạng và dự báo đồ án đã nêu đặc biệt là chủ trương phát triển nông nghiệp sinh thái, sản phẩm hàng hoá và phát triển bền vững. Tuy nhiên, cần khai thác tốt hơn lợi thế của tỉnh, đặc biệt là thị trường Hà Nội, thị trường tại chỗ. Đồ án cũng cần nghiên cứu thêm về định hướng phát triển chăn nuôi; làm rõ thêm về cơ chế nguồn vốn; các dự án ưu tiên đầu tư… để triển khai thực hiện có hiệu quả.

Về cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư phát triển các cụm công nghiệp - làng nghề trên địa bàn tỉnh, BTV Tỉnh uỷ thống nhất với phương án đã trình bởi sau hơn 10 năm tỉnh đã quy hoạch 35 cụm công nghiệp, TTCN - làng nghề song đến nay mới quy hoạch chi tiết được 8 khu và chưa khu nào đầu tư hoàn chỉnh. Hội nghị cũng cho ý kiến về kết quả chỉ đạo điểm Đại hội Đảng bộ cấp cơ sở nhiệm kỳ 2010-2015 và việc giải quyết chính sách cho cán bộ, công chức cấp xã nghỉ việc do không đủ điều kiện tham gia cấp uỷ nhiệm kỳ 2010-2015.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực