Theo đó, hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh được triển khai đồng bộ, hệ thống văn bản quy định, hướng dẫn về khuyến công được ban hành và triển khai kịp thời. Nguồn kinh phí khuyến công quốc gia và khuyến công của tỉnh tăng dần theo từng năm, trong đó tập trung vào các lĩnh vực, như: Tư vấn, hỗ trợ phát triển ngành nghề có thế mạnh tại các địa phương (chế biến nông, lâm sản; may mặc; cơ khí; sản xuất mộc; chế tác đá mỹ nghệ...).
Thống kê sơ bộ cho thấy, với gần 20.000 cơ sở hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại khu vực nông thôn, những năm gần đây, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt được kết quả đáng ghi nhận, góp phần tạo việc làm thường xuyên cho hơn 55.000 lao động khu vực nông thôn với mức thu nhập bình quân 3,5 - 4 triệu đồng/người/tháng.
Bên cạnh các nội dung chính trong hoạt động hỗ trợ khuyến công, hoạt động hỗ trợ triển khai các đề án khuyến công được coi là một trong những nội dung trọng tâm hàng năm của Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp (KC&TVPTCN), Sở Công thương.
Cần tăng cường ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp và thực phẩm
(Ảnh: Cổng thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ Vĩnh Phúc) Thực tế, việc áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại cũng cho thấy, năng suất lao động được cải thiện rõ rệt, có chất lượng cao, giá thành cạnh tranh. Doanh thu của cơ sở tăng lên đáng kể, ước đạt 2,5 tỷ đồng trong năm 2018, giải quyết việc làm thường xuyên cho 5 lao động địa phương với mức thu nhập bình quân trên 5 triệu đồng/người/tháng.
Sở Công Thương Vĩnh Phúc nhấn mạnh, hoạt động khuyến công góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của các ngành nghề nông thôn. Hầu hết các cơ sở CNNT đều phát huy hiệu quả sau khi nhận được hỗ trợ từ chương trình khuyến công. Một số sản phẩm tiểu thủ công nghiệp của tỉnh đã có chỗ đứng ổn định trên thị trường, như: Đồ gỗ mỹ nghệ, đá mỹ nghệ, mây tre đan...
Mặc dù vậy, hoạt động hỗ trợ khuyến công trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số hạn chế nhất định, số lượng cơ sở tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề quy mô còn nhỏ lẻ, manh mún; hệ thống máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất chưa có sự cải tiến phù hợp với năng lực sản xuất. Thiếu sự liên kết, hợp tác, hỗ trợ giữa các cơ sở sản xuất trong sản xuất kinh doanh, khả năng cạnh tranh của sản phẩm tiểu thủ công nghiệp thấp...
Tới đây, các cấp ngành liên quan của tỉnh sẽ tập trung huy động các nguồn lực để tham gia góp vốn hoặc hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Khuyến khích, hỗ trợ sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất CNNT trên địa bàn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên, nhiên liệu, vật liệu, giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường.