Ảnh minh họa (Ảnh:M.P)
Trong đó:Diện tích cấy lúa 6.370 ha tập trung chủ yếu vào trà lúa Xuân muộn 6.000ha; cây ngô 880 ha; đậu tương 10ha; cây lạc 100 ha; rau xanh các loại500 ha; cây khoai lang 10ha, các cây khác 400ha.
Trong cơ cấu trà lúa, huyện tích cực tuyên truyền mở rộng diện tích gieo cấy các giống lúa có năng suất cao, vừa có chất lượng gạo ngon như: Thiên ưu 8, HT1, TBR225, lúa Nhật J02, Bắc thơm số 7, kháng bạc lá, GS9,… thay thế dần diện tích lúa KD 18 và Q5 tạo ra vùng trồng trọt sản xuất hàng hóa lúa gạo chất lượng cao.
Các xã, thị trấn vùng sản xuất rau truyền thống như: Đại Đồng, Tân Tiến, Thổ Tang, Chấn Hưng, Vĩnh Sơn,…vừa mở rộng diện tích vừa nâng cao chất lượng rau theo hướng tạo ra sản phẩm rau an toàn.Mở rộng diện tích trồng ngô nếp ở các xã Đại Đồng, Nghĩa Hưng, Vĩnh Sơn, Vũ Di,…tạo ra vùng sản xuất ngô hàng hóa tập trung. Duy trì và mở rộng diện tích trồng bí đỏ tại các xã, thị trấn trên toàn huyện.
Để đạt được những mục tiêu đã đề ra, huyện đã đề ra các biện pháp cần tập trung chỉ đạo như: Thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật, trong sản xuất lúa phải tuân thủ lịch gieo cấy trà lúa Xuân muộn nhất thiết không được chỉ đạo gieo cấy trước lịch thời vụ. Bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý, tập trung chỉ đạo theo hướng đất nào cây nấy, tận dụng tối đa diện tích chủ động nước để mở rộng diện tích gieo cấy các giống lúa có năng suất, chất lượng cao…
Ngoài ra, cần làm tốt công tác dự tính, dự báo sâu bệnh nhằm hướng dẫn nông dân phòng trừ kịp thời, tập trung vào các cao điểm sâu bệnh và các đối tượng thường gây hại như; Chuột hại, rầy nâu, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bệnh khô vằn. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, biện pháp chỉ đạo sản xuất của huyện. UBND các xã, thị trấn, các HTX nông nghiệp, cán bộ phụ trách nông nghiệp các xã căn cứ vào định hướng chỉ đạo của huyện, xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp với tình hình sản xuất ở địa phương...