Những năm qua, với đặc thù là xã thuần nông, cuộc sống của người dân Tân Phong (huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Do đó, Đảng ủy, UBND xã đã đẩy mạnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng thâm canh tăng vụ, đưa một số cây, con giống mới có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất, đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) trong trồng trọt, chăn nuôi.
Trong 6 tháng đầu năm, sản lượng lương thực uớc đạt 1.962 tấn, đạt 77% kế hoạch năm. Bình quân lương thực đầu người đạt 345kg/người/năm. Xã vận động nhân dân cải tạo vườn tạp, đầu tư trồng cây ăn quả, mở rộng diện tích chăn nuôi. Hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm của xã Tân Phong có trên 60.000 con; trong đó, lợn có gần 4000 con, đàn trâu có 300 con, gà gần 50.000 con… Xã có 57 ha tổng diện tích mặt nước được các hộ chăn nuôi tận dụng đầu tư thả cá, đem lại nguồn thu cao.
Hoạt động thương mại, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ngày càng phát triển. Ngành nghề TTCN của địa phương chủ yếu là sản xuất gạch, ngói. 6 tháng đầu năm 2011, tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã Tân Phong đạt trên 20%, tổng thu nhập xã hội ước đạt 52,1 tỷ đồng, đạt 52% kế hoạch năm. Đời sống của nhân dân trong xã được nâng lên đáng kể với thu nhập bình quân đầu người trong 6 tháng đầu năm 2011 đạt 9,3 triệu đồng/người. Số hộ nghèo giảm xuống còn 5,8%.
Xác định nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, những năm qua. Các trường học trên địa bàn xã có nhiều đổi mới trong cách dạy và học, công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh. Hệ thống trường THCS, tiểu học, mầm non được chú trọng đầu tư cơ sở vật chất ngày càng hiện đại. Trên địa bàn xã đã xây dựng trường mầm non bán trú, 100% số trẻ trong độ tuổi đến trường. Học sinh giỏi các cấp năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm học 2010-2011, có 9 học sinh giỏi cấp tỉnh, học sinh giỏi cấp huyện có 23 em. Năm 2010, toàn xã có 10 em đỗ vào các trường đại học, 50 em đỗ vào các trường cao đẳng, trung cấp.
Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được quan tâm. Năm qua, trạm y tế đã thực hiện khám chữa bệnh cho 9.870 lượt người, đạt 102% kế hoạch, trong đó khám theo thẻ BHYT là 8.465 lượt người, điều trị cho 486 lượt người. Công tác Dân số gia đình và trẻ em được quan tâm, chăm sóc, các quyền trẻ em được thực hiện đầy đủ. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng năm 2010 là 14,5 %, đến 6 tháng đầu năm 2011 giảm xuống còn 7,2%. Chương trình KHHGĐ đảm bảo..
Đảng ủy, chính quyền địa phương luôn quan tâm đến các đối tượng thương binh, bệnh binh, gia đình chính sách, người có công với cách mạng, nạn nhân chất độc da cam, người gặp hoàn cảnh khó khăn và hộ nghèo trong xã. Thường xuyên thăm hỏi, tặng quà gia đình chính sách, người gặp hoàn cảnh khó khăn, các hộ nghèo trên địa bàn, động viên họ sống tốt, sống khỏe, phát triển kinh tế gia đình và tham gia tích cực vào các hoạt động của địa phương. Mỗi hộ gia đình trong xã đều hưởng ứng tham gia cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Số hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa hàng năm đạt gần 90%. 6/8 thôn đạt danh hiệu thôn văn hóa, chiếm 75 %. Hiện nay, toàn xã đã triển khai kế hoạch xây dựng nông thôn mới của 8/8 thôn trên địa bàn