Việt Nam đối mặt với biến đổi khí hậu: Băng tan và sự nóng lên toàn cầu

Thứ sáu, 15/09/2023 10:36
(ĐCSVN) – Những năm gần đây, tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan, biểu hiện rõ ràng nhất là sự nóng lên toàn cầu dẫn đến băng tan xảy ra ở hai cực và đó là nguyên nhân chính của việc mực nước biển đang ngày càng tăng cao. Những tác động của hiện tượng này ảnh hưởng đáng kể đến Việt Nam, đặc biệt là tác động đến trực tiếp hệ sinh thái, tài nguyên môi trường và cuộc sống của con người.

Biến đổi khí hậu là thuật ngữ được dùng để chỉ sự thay đổi của khí hậu do tác động chủ yếu của con người làm thay đổi các thành phần của khí quyển trái đất. Sự thay đổi này kết hợp với các yếu tố biến động tự nhiên của tự nhiên dẫn tới các biến đổi của khí hậu qua các thời kỳ. Nói một cách dễ hiểu, biến đổi khí hậu chính là sự thay đổi của hệ thống khí hậu từ sinh quyển, khí quyển, thủy quyền tới thạch quyển trong hiện tại và tương lai.

Vì vậy trái đất đang nóng lên một cách nhanh chóng do tăng lượng khí nhà kính, chủ yếu là CO2, do hoạt động của con người. Sự tăng nhiệt độ toàn cầu đã gây ra một loạt tác động xấu, trong đó bao gồm sự tan chảy của các dãy núi băng ở Bắc Cực và Nam Cực. Sự biến mất của băng ảnh hưởng lớn đến mức nước biên tăng cao và có thể gây ra hiện tượng lũ lụt và ngập úng ở nhiều khu vực trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam.

Khí thải CO2 được thải ra từ các nhà máy

Bên cạnh đó, các yếu tố khách quan trong đó có sự thay đổi trong chính nội tại của tự nhiên bao gồm sự thay đổi trong hoạt động mặt trời, của quỹ đạo trái đất, sự dịch chuyển của các châu lục… cũng tác động không nhỏ gây nên tình trạng này.

Dữ liệu nhiệt độ gần đây của Việt Nam cho thấy xu hướng nóng lên ngày càng tăng trong những thập kỷ gần đây, với giá trị trung bình ~0,2°C/thập kỷ trong 40 năm qua và mức tăng cao nhất trong thập kỷ qua. Trong cùng thời gian, lượng mưa hàng năm tăng nhẹ trung bình 5,5%, nhưng có xu hướng trái ngược nhau tùy theo khu vực. Ngoài ra, mực nước biển đang dâng cao với xu hướng trung bình 3,6 mm/năm trong giai đoạn 1993–2018. Một bộ dữ liệu khí hậu mới đã được xây dựng riêng cho báo cáo này nhằm đánh giá rõ hơn các xu hướng khí hậu gần đây trên cả nước.

Hiện nay, tại thủ đô Hà Nội là nơi ô nhiễm nhằm trong top thế giới và đây cũng chính là ảnh hưởng một phần nặng nề của biến đổi khí hậu do con người tạo nên. Bên cạnh đó, Việt Nam còn bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tác động đến nông nghiệp, đô thị hoá, và môi trường biển. 

Về nông nghiệp, biến đổi khí hậu đã gây ra thay đổi trong mùa mưa tại Việt Nam, dẫn đến sự khó khăn trong việc quản lý nguồn nước cho cây trồng. Nhiệt độ cao gây ra hạn hán lâu dài làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng và gia súc, gây ra sự mất mát trong sản lượng nông sản. Trong đó, Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những đồng bằng lớn nhất thế giới, hiện là nơi sinh sống của 17 triệu người và cung cấp hơn một nửa sản lượng lúa gạo của Việt Nam. Khu vực này đang phải đối mặt với một số mối đe dọa: một số phát sinh từ biến đổi khí hậu đang diễn ra và một số khác từ các hoạt động của con người ở vùng đồng bằng hoặc thượng nguồn

Hạn hán lâu dài dẫn đến thiếu nguồn nước

Về đô thị hoá, tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM, hoặc các vùng cao, vùng ven biển,… hiện tượng mực nước biển dâng cao có thể gây ra nguy cơ ngập úng và sạt lở, sút lún đất đai. Việc xây dựng không quản lý hợp lý và việc khai thác nước dưới đất làm gia tăng sự yếu đuối của hạ tầng đô thị trước các hiểm hoạ này. Tầm nhìn trong ngắn hạn và trung hạn, một số khu vực đồng bằng có thể tụt xuống dưới mực nước biển không phải do biến đổi khí hậu mà do các hoạt động của con người ở đồng bằng. Đồng bằng thực sự đang mất đi độ cao, với tốc độ cao hơn nhiều so với mực nước biển dâng toàn cầu. Việc khai thác quá mức nước ngầm đang gây ra hiện tượng sụt lún, tức là sự hạ thấp dần bề mặt đất do trầm tích bị nén chặt. Tỷ lệ sụt lún có thể đạt tới vài cm mỗi năm ở một số nơi.  Ảnh hưởng của băng tan dẫn đến tốc độ nước biển dâng hiện nay khoảng 3,6 mm/năm trong khi tốc độ sụt lún có thể lên tới 5 cm/năm.

Hiện tượng băng tan ở hai cực

Về dự báo khí hậu trong tương lai, vào cuối thế kỷ này, nhiệt độ được dự báo sẽ tăng từ ~1,3°C theo kịch bản phát thải toàn cầu khí nhà kính thấp (kịch bản RCP2.6) và lên ~4,2°C theo kịch bản phát thải cao (kịch bản RCP8.5), với tốc độ tăng nhanh hơn ở miền Bắc so với miền Nam. Lượng mưa hàng năm được dự báo cũng sẽ tăng ở hầu hết các khu vực, nhưng với sự phân bổ theo mùa khác nhau.

Sự gia tăng nhiệt độ trong thời gian dài và kỷ lục đang ảnh hưởng mạnh đến hệ sinh thái biển, đặc biêt là rạn san hô và cáp đá, mà Việt Nam có một số lượng lớn. Rạn san hô bị ấm lên có thể gây ra hiện tượng chết rạn, mất mát động thực vật biển, và ảnh hưởng dến nguồn cung cáp thực phẩm và đặc biệt là về mặt kinh tế từ du lịch biển hay đánh bắt thuỷ hải sản. 

Việc ứng phó với biến đổi khí hậu cần sự hợp tác từ cả cộng đồng quốc tế và cấp chính phủ, địa phương. Việt Nam cần đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ môi trường, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính, và phát triển nông nghiệp bền vững. Chúng ta cần chấp nhận thực tế rằng biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta và cần phải có kế hoạch dự phòng để giảm thiểu tác động xấu.
Chính vì thế nên có những biện pháp làm thay đổi cục diện khí hậu của Việt Nam như khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo chuyển từ năng lượng từ các nguồn nhiên liệu hoá thạch sang năng lượng tái tạo như điện gió, năng lượng mặt trời và thuỷ điện sẽ giúp giảm lượng khí nhà kính thải ra môi trường và giảm tác động của biến đổi khí hậu. Bảo vệ rừng và hệ sinh thái biển đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ CO2 và duy trì sự cân bằng sinh thái

Một số biện pháp giảm biến đỏi khí hậu

Đối mặt với tăng mực nước biển, Việt Nam cần đầu tư vào hạ tầng chống ngập lụt, bao gồm việc xây dựng đập biển, hệ thống thoát nước, và tạo ra các khu vực an toàn cho dân cư. Đầu tư vào công nghệ xanh giúp tạo ra giải pháp hiệu quả hơn để giảm khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu. Đặc biệt là chương trình giáo dục và thông tin về biến đổi khí hậu có thể giúp tạo sự nhận thức và tăng cường hiểu biết về tác động của nó, từ đó thúc đẩy hành động cá nhân và cộng đồng.

Nghĩa Lê

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực