Khai mạc chương trình “Tăng trưởng doanh nghiệp sinh thái rừng” (Forest Ecopreneur 2024)

Thứ tư, 17/04/2024 17:47
(ĐCSVN) - Mục đích của chương trình ươm tạo là hỗ trợ từng doanh nghiệp xây dựng kế hoạch kinh doanh để thực hiện hoặc nhân rộng các hoạt động phục hồi bền vững; Xây dựng năng lực liên quan đến những thách thức phải đối mặt trong các doanh nghiệp liên quan đến phục hồi rừng; Tham gia với các tác nhân thị trường và trung gian tài chính.

Chung tay thúc đẩy phát triển hoạt động kinh doanh bảo tồn hệ sinh thái rừng

Các đại biểu tại điểm càu Hà Nội (Ảnh: PV) 

Chiều 16/4, chương trình “Tăng trưởng doanh nghiệp sinh thái rừng” (Forest Ecopreneur 2024) đã chính thức diễn ra với hình thức cả trực tiếp tại tòa nhà Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, số 176 Thái Hà, Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội và trực tuyến qua hình thức zoom meeting.

Sự kiện đã thu hút sự tham gia của đại diện đơn vị tổ chức - Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) và Bridge for Billions, đơn vị triển khai tại Việt Nam - Viện Nghiên cứu Đổi mới và Phát triển IID, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (VAFS), cùng với 35 doanh nghiệp bảo tồn sinh thái rừng và 30 cố vấn kinh doanh.

 Các đại biểu tham dự trực tiếp và trực tuyến tại sự kiện(Ảnh: PV)

Phát biểu khai mạc, ông Alexis Corblin, Cố vấn kỹ thuật cấp cao, Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) đã chào mừng sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam trong một dự án có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã và đang đẩy mạnh cam kết giảm phát thải ròng bằng O vào năm 2030.

 Bà Đặng Như Quỳnh, Nghiên cứu viên, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam  giới thiệu về chương trình (Ảnh: PV)

Tại sự kiện, bà Đặng Như Quỳnh, Nghiên cứu viên, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã phát biểu đề dẫn, giới thiệu tổng quan về chương trình, trong đó nhấn mạnh tới mục tiêu của dự án nhằm hỗ trợ và thúc đẩy hành động từ địa phương nhằm bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái rừng dễ bị tổn thương có giá trị đa dạng sinh học cao; hỗ trợ phát triển sinh kế địa phương thông qua các biện pháp khuyến khích kinh tế và nâng cao năng lực địa phương về kỹ thuật phục hồi và giám sát. Phạm vi triển khai dự án được tiến hành ở Bhutan, Campuchia, Lào, Việt Nam.

Các giai đoạn của chương trình (Ảnh chụp màn hình) 

Cũng theo bà Đặng Như Quỳnh, dự án hướng tới bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái rừng dễ bị tổn thương, có giá trị đa dạng sinh học cao; xác định được khu vực ưu tiên; lựa chọn được loài; huy động sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan; giúp nâng cao khả năng phân tích tài chính và nguồn lực; thiết lập khung giám sát và nâng cao năng lực quốc gia và địa phương để theo dõi hiện trạng của hệ sinh thái rừng; hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp do cộng đồng lãnh đạo và thu hút đầu tư tư nhân để thúc đẩy sinh kế bền vững phù hợp với hệ sinh thái rừng bền vững.

Bà Đặng Như Quỳnh thông tin thêm, mục đích của chương trình ươm tạo là hỗ trợ từng doanh nghiệp Xây dựng kế hoạch kinh doanh để thực hiện hoặc nhân rộng các hoạt động phục hồi bền vững; Xây dựng năng lực liên quan đến những thách thức phải đối mặt trong các doanh nghiệp liên quan đến phục hồi rừng; Tham gia với các tác nhân thị trường và trung gian tài chính.

 Lịch trình tuyển sinh chương trình (Ảnh chụp màn hình)

Tổng quan về chương trình, bà Trương Thị Nam Thắng, Nghiên cứu trưởng, Viện Nghiên cứu Đổi mới và Phát triển (IID) cho biết, “Sáng kiến Bảo tồn đa dạng hệ sinh thái rừng - SAFE Initiative” do Cơ quan Lâm nghiệp Hàn Quốc tài trợ, triển khai bởi Chương trình Môi trường liên hiệp quốc (UNEP) thông qua Tổ chức Ươm tạo Bridge for Billions. SAFE Initiative là một sáng kiến nhằm nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp/ dự án kinh doanh liên quan đến bảo tồn và phục hồi sự đa dạng dưới tán rừng cũng như thúc đẩy sinh kế tại địa phương, được triển khai đồng loạt tại bốn nước Việt Nam, Lào, Campuchia và Bhutan. Năm 2024, Chương trình Forest Ecopreneur 2024 nằm trong khuôn khổ Sáng kiến SAFE, tìm kiếm 100 doanh nghiệp vừa và nhỏ liên quan đến bảo tồn rừng tại 3 nước khu vực Đông Dương là Việt Nam, Lào và Campuchia để tiến hành ươm tạo, nâng cao năng lực kinh doanh và kết nối đầu tư.

Theo bà Nam Thắng, doanh nghiệp tham gia dự án có nhiều lợi ích, đó là, các doanh nghiệp tham gia chương trình sẽ được cố vấn đồng hành 1-1 trong 4 tháng; phát triển mô hình kinh doanh: phân khúc khách hàng, phân tích đối thủ cạnh tranh, chính sách giá, kế hoạch tài chính; phát triển mô hình kinh doanh, được kết nối với các doanh nghiệp/ cố vấn khu vực cũng như các chuyên gia trong ngành; tham gia các sự kiện trực tuyến, trực tiếp trong khuôn khổ chương trình: chuyến đi thực tế, sự kiện kết nối, Demo Day tại Hà Nội; mở rộng mạng lưới kết nối, Đặc biệt, được trao Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình ươm tạo;  Bản tóm tắt dự án được xác nhận có hiệu lực; Giấy chứng nhận tham dự sự kiện.

Bà Nam Thắng thông tin thêm về 8 mô đun trực tuyến của dự án gồm: Đề xuất giá trị (Những người kinh doanh có thể hiểu được thách thức mà họ đang đối mặt, cơ hội trên thị trường, nhu cầu của khách hàng và giá trị mà sản phẩm của họ mang lại); Bản đồ cạnh tranh (Các doanh nhân có khả năng nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu trong kế hoạch của mình, cách họ nổi bật so với đối thủ và phát hiện ra những lợi thế cạnh tranh thực sự của mình); Bản đồ các bên liên quan (Các doanh nhân có thể nhận biết các đối tác khác nhau mà họ cần để bắt đầu doanh nghiệp và xây dựng một bản đồ về mạng lưới đối tác và kênh phân phối của họ); Mô hình kinh doanh và tiếp thị (Các doanh nhân có thể hiểu rõ về các hoạt động cần thiết để phát triển doanh nghiệp của họ, học cách thu hút khách hàng và khiến cho họ trung thành); Định giá và khả năng sinh lời kinh doanh (Các doanh nhân hiểu rõ về chi phí thu hút khách hàng của mình và tìm ra điểm giá tối ưu sẽ giúp doanh nghiệp của họ có khả năng sinh lời tài chính); Dự báo tài chính (Các doanh nhân được hướng dẫn trong việc xác định chi phí và doanh thu của họ, thực hiện các kịch bản tài chính khác nhau cũng như xác định thời điểm họ có thể thu hồi vốn); Kế hoạch tác động (Các doanh nhân có thể nhận thức được vị trí của họ trong hệ thống lớn hơn, xác định sứ mệnh và tầm nhìn của mình, đồng thời xác định tác động xã hội mà họ mong muốn và học cách đo lường nó một cách chính xác); Kế hoạch phát triển (Các doanh nhân xây dựng một kế hoạch phát triển khả thi, đặt ra mục tiêu cho 3 năm tiếp theo, dự phòng rủi ro và xác định các chiến lược giảm thiểu để luôn sẵn sang).

 Các đơn vị tham gia chương trình (Ảnh chụp màn hình)

Cụ thể, các hoạt động chính gồm: Hướng dẫn cá nhân trong suốt chương trình; Các buổi họp cá nhân hang tuần giữa mỗi người tham gia/doanh nhân và mentor của họ trong suốt chương trình, để hỗ trợ phát triển ươm tạo doanh nghiệp một cách cá nhân, với sự thong cảm và động viên 1 giờ 30 phút/tuần; Các cuộc họp hỗ trợ nhóm; Quá trình ươm tạo Hội thảo kỹ thuật trực tuyến; Các doanh nhân/Tham gia và các mentor sẽ tự mình điều hướng trên nền tảng ươm tạo theo tốc độ của họ trong lịch trình chương trình. Tuân theo cấu trúc của 8 mô-đun ươm tạo và phát triển các phản ứng ngay lập tức cho doanh nghiệp của bạn; Sự kiện Khai mạc và Demo Day; Các cuộc họp thường xuyên với nhóm tham gia để thúc đẩy việc chia sẻ kiến thức, thách thức và để ươm tạo và động viên cộng đồng chương trình, cả cho các doanh nhân và các mentor; Đào tạo Phương pháp; Các Phiên Mạng lưới; Các buổi seminar về các chủ đề chính trong ngành như: các sáng kiến phục hồi rừng, chứng nhận môi trường, đo lường tác động, thị trường giấy tờ tiết kiệm carbon; các cơ chế tài chính, kế hoạch quản lý doanh nghiệp rừng cho các nhóm cộng đồng...

Đây chính là một sự kiện khởi đầu để bắt đầu chương trình ở mỗi quốc gia và một sự kiện kết thúc nơi các tham gia sẽ có cơ hội trình bày doanh nghiệp của họ và tham gia vào mạng lưới với các bên chủ chốt địa phương để thúc đẩy việc tiếp cận thị trường và cơ hội tài chính./.

 

Lê Anh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực