Tăng cường liên kết doanh nghiệp Việt chuyển dịch chuỗi giá trị toàn cầu

Thứ năm, 29/10/2020 16:23
(ĐCSVN) - Hiện nay, trên cả nước có khoảng gần 800.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó 98% là doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa (DNNVV). Trong mọi hoàn cảnh nền kinh tế, DNNVV doanh nghiệp luôn giữ vai trò trung tâm trong các hoạt động kinh tế, đặc biệt là các DN khu vực tư nhân, DNNVV với sự năng động, sáng tạo, nhạy bén, linh hoạt vượt qua mọi khó khăn, thách thức góp phần vốn có của mình đã luôn đóng vai trò quan trọng vào, nền tảng trong phát triển kinh tế -xã hội của cả nước.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho biết, doanh nghiệp luôn có vị trí đặc biệt, là động lực phát triển và đóng góp quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong gần hai thập kỷ qua, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã có bước phát triển đột phá, góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động các nguồn lực vào phát triển kinh tế - xã hội, duy trì sự ổn định và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và đóng vai trò quan trọng trong giải quyết các vấn đề xã hội.

Nâng cao tính độc lập tự chủ của nền kinh tế

 Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông (Ảnh: MPI)

Cũng theo Thứ trưởng, năm 2020, là một năm thật đặc biệt  khi ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đã và đang ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng tới hơn với kinh tế thế giới và trong nước. Ở trong nước, việc kiểm soát tốt dịch COVID-19 đợt 1 cùng với sự vào cuộc tích cực, kịp thời của Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương cũng với các giải pháp kịp thời đã góp phần hỗ trợ DN vượt qua khó khăn, thách thức nên và một số ngành đã có một số dấu hiệu hồi phục nhẹ như dệt may hàng thời trang, du lịch nội địa,…

Tuy nhiên, làn sóng COVID-19 lần 2 tại Việt Nam cùng với tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, đặc biệt ở các nước là đối tác đầu tư, thương mại đối tác, thị trường quan trọng của Việt Nam nên đã ảnh hưởng nghiêm trọng hơn tới, cộng đồng DN Việt Nam do bị không thể tránh khỏi vòng xoáy ảnh hưởng đó; phía trước vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ và thách thức, tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị và suy giảm của thị trường tiêu thị và dự báo sẽ vẫn chưa thể khắc phục ngay trong thời gian tới, sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng tiêu cực lớn tới các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, năm 2020 cũng là dấu mốc quan trọng đối với Việt Nam khi nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới được ký kết hoặc có hiệu lực, đặc biệt là Hiệp định EVFTA, được ký kết và có hiệu lực tạo ra cơ hội lớn cho hàng hóa của Việt Nam thị trường xuất khẩu sang các thị trường đối tác, trong đó có các quốc gia Châu Âu của Việt Nam. Các Việc Việt Nam có quan hệ FTA với các nước sẽ giúp Việt Nam cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn, đồng thời thu hút được làn sóng đầu tư FDI mới từ các quốc gia này qua đó nâng cao tính độc lập tự chủ của nền kinh tế. 

Riêng đối với lĩnh vực đầu tư, năm 2019, Việt Nam thu hút được khoảng 38 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và khoảng gần 23,5 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2020 (bằng 80,6% so với cùng kỳ năm 2019). Có thể thấy rằng, làn sóng thứ hai của đại dịch COVID-19 trên thế giới và tại Việt Nam đã có tác động không nhỏ tới dòng vốn FDI đổ vào nước ta trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các nhà ĐTNN vẫn duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh tốt và vẫn rất tin tưởng vào môi trường đầu tư Việt Nam.

Về năng lực cạnh tranh, quá trình hội nhập kinh tế cho thấy doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang gặp khó khăn khi tham gia vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu do năng lực cạnh tranh thấp, hạn chế tham gia vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu. Mặc dù là động lực phát triển quan trọng của nền kinh tế và chiếm tới gần 98% tổng số doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế nhưng đa số là các DN nhỏ và siêu nhỏ, các DN vừa và lớn chiếm tỉ trọng quá ít (khoảng 3%) tạo thành chỗ khuyết thiếu cơ cấu nghiêm trọng. Do quy mô nhỏ bé nên khả năng tích tụ và tập trung vốn để đầu tư, đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao trình độ quản lý... của DN Việt Nam bị hạn chế.

Có nhiều nguyên nhân trong đó có dẫn đến năng lực cạnh tranh của DN thấp, tính cạnh tranh chưa cao, có thể tóm tắt ở ba nguyên nhân chính bao gồm: DN quy mô nhỏ bé nên gặp khó khăn trong huy động nguồn lực để chưa đầu tư vào công nghệ, trình độ quản lý và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chưa có chiến lược lâu dài để đầu tư cho sự phát triển dài hạn. Đôi lúc doanh nghiệp còn tâm lý e dè, chưa dám chấp nhận rủi ro để đầu tư phát triển nên chưa thể có những bước đi đột phá.Ngược lại, khi DN chưa có công nghệ và chiến lược, dẫn tới DN khó tạo được sự tin tưởng từ các đối tác. Bản thân các DN Việt Nam còn rất hạn chế khó để hợp tác,  phát triển cùng nhau, khó trở thành các đối tác dài hạn cùng phát triển, không hỗ trợ và nâng đỡ nhau để cùng trở thành các đối tác lâu dài, hướng tới mục tiêu phát triển chung. Ý chí và nhận thức của một số chủ doanh nghiệp, đặc biệt là các DNNVV còn ngắn hạn, chưa xác định tầm nhìn dài hạn với tư duy chiến lược. Hầu hết các chủ DNNVV chưa có tư duy chiến lược dài hạn, bài bản, do đó, các DN thường phát triển ngắn hạn, cơ hội. Nhận thức về việc phải phát triển đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao chưa được đề cao, đặc biệt là với các DN khu vực phía Bắc.

Về khả năng tham gia vào các chuỗi giá trị. Đến nay, Việt Nam chưa tham gia được vào hệ sinh thái và chuỗi giá trị của các doanh nghiệp đầu chuỗi và DN nước ngoài. Theo tổng hợp của dự án LinkSME, các công ty Nhật Bản, một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, mua sắm khoảng 32,4% các dịch vụ và sản phẩm đầu vào từ các nhà cung cấp địa phương. Con số này thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp FDI của Nhật tại các nước láng giềng ví dụ như Trung Quốc (67,8%), Thái Lan (57,1%) và Indonesia (40,5%). Trong số các doanh nghiệp cung cấp cho các công ty FDI của Nhật Bản tại Việt Nam, 58,9% các doanh nghiệp đó là các công ty FDI có trụ sở tại Việt Nam. Chỉ có 13% nguồn dịch vụ, sản phẩm đầu mua tại địa phương được cung cấp bởi các doanh nghiệp Việt Nam.

Cũng theo Báo cáo của Ngân hàng thế giới, mối liên kết giữa các doanh nghiệp tư nhân trong nước và DN nước ngoài, giữa các doanh nghiệp nhỏ và các DN lớn là không đáng kể và còn hết sức hạn chế. Ví dụ trong ngành công nghiệp ô tô có 20 doanh nghiệp lắp ráp ô tô lớn đang hoạt động, chỉ có 81 nhà cung cấp cấp 1 và 145 nhà cung cấp cấp 2 và cấp 3. Trong khi đó Thái Lan chỉ có 16 nhà lắp ráp ô tô lớn nhưng quốc gia này có tới 690 nhà cung cấp cấp 1 và 1.700 nhà cung cấp cấp 2 và cấp 3.

Có một số nguyên nhân dẫn tới sự tham gia hạn chế vào chuỗi giá trị của các DN Việt Nam, đó là: Các DN Việt Nam chưa nhận thức đầy đủ về sự cần thiết và tầm quan trọng của việc tham gia vào cụm liên kết ngành, vào các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị để phát triển đảm bảo tính bền vững, nên không dám đầu tư đi trước nhằm nắm bắt cơ hội; các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp quy mô lớn thường đã có sẵn hệ sinh thái riêng đi theo và có chuỗi cung ứng luôn sẵn sàng, nên hoặc tự phát triển chuỗi khép kín do đó chưa chủ động tạo cơ hội cho DN trong nước tham gia. Hơn nữa, DN Việt Nam chưa đảm bảo đủ tiêu chuẩn, chất lượng, giá thành, thời gian giao hàng… đáp ứng yêu cầu của DN lớn. Hơn nữa, do quy mô nhỏ và siêu nhỏ nên đa số các DNNVV Việt Nam có trình độ công nghệ, trình độ quản lý thấp, nguồn nhân lực hạn chế cả về nguồn nhân lực chất lượng caolượng và chất; hầu như không có khả năng tích tụ và tập trung vốn để đầu tư, gặp hạn chế trong nghiên cứu phát triển và đổi mới sáng tạo, đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất; nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm để có thể đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của các đối tác. khắt khe của khách hàng lớn trong nước và quốc tế.  Đôi lúc doanh nghiệp còn tâm lý e dè, chưa dám chấp nhận rủi ro để đầu tư nâng cấp tiêu chuẩn nên chưa thể có những bước đi đột phá.

Phần lớn DN Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa (Ảnh: Báo Đấu thầu)

Thúc đẩy hỗ trợ cộng đồng DNNVV Việt Nam lớn mạnh

Có thể thấy, sự liên kết giữa các khu vực doanh nghiệp còn yếu và rời rạc không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp mà còn giảm hiệu quả xuất khẩu, tham gia các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới. Đây là bài toán Chính phủ luôn trăn trở: Làm sao để tăng cường liên kết giữa khu vực DN FDI, doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp khu vực tư nhân trong nước; đồng thời thúc đẩy hỗ trợ các DNNVV Việt Nam lớn mạnh để có thể chủ động tham gia, chuyển dịch lên nấc thang cao hơn trong các chuỗi giá trị toàn cầu.

Để hỗ trợ DNNVV tham gia hiệu quả hơn vào chuỗi giá trị cũng như các cụm liên kết ngành, thời gian qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh triển khai các giải pháp hoạt động cụ thể như: Triển khai hiệu quả Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, với trọng tâm là xây dựng Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi giá trị giai đoạn 2021-2025 với các hỗ trợ về thị trường, hỗ trợ liên kết sản xuất kinh doanh, hỗ trợ phát triển thương hiệu, hỗ trợ về tiêu chuẩn kỹ thuật, đo lường chất lượng, hỗ trợ về tài chính tín dụng, hỗ trợ sản xuất thử nghiệm... Đây là những nội dung căn bản và cần thiết để hỗ trợ các DN cần phải thực hiện khi muốn tham gia vào các sân chơi quốc tế, chuỗi giá trị.

Triển khai Dự án Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của DNNVV (LinkSME) do Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ với mục tiêu hỗ trợ doanh hơn vào nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia sâu rộng mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu. Mục tiêu quan trọng của Dự án nhằm thúc đẩy mối quan hệ kinh doanh giữa các DNNVV Việt Nam với các doanh nghiệp đầu chuỗi cung ứng; nâng cao năng lực của các DNNVV Việt Nam để tham gia chuỗi cung ứng trong khu vực và toàn cầu. Dự kiến hết năm 2023, với hỗ trợ của dự án sẽ có 52 kết nối thành công. Tuy nhiên, sau 2 năm triển khai Dự án, Dự án đã hỗ trợ tạo ra được 82 đơn hàng với trị giá hơn 3,2 triệu đô la Mỹ.

Triển khai dự án JICA thúc đẩy DNNVV phát triển ngành công nghiệp trong đó trọng tâm ưu tiên nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của các DN phụ trợ trong nước, hình thành mạng lưới kết nối kinh doanh giữa các DNNVV Việt Nam – Nhật Bản trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo với mục tiêu sau 3 năm triển khai, Dự án hỗ trợ được 20 kết nối thành công giữa các DNNVV Việt Nam với các DN Nhật Bản.

Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, hiệp hội đẩy mạnh hoạt động tổ chức đào tạo cho DNNVV trên phạm vi cả nước, chú trọng đào tạo nâng cao năng lực cho các DNNVV về chuỗi giá trị; vận hành hệ thống đào tạo trực tuyến E-learning, cho phép DN có thể truy cập, học tập nâng cao trình độ mọi lúc mọi nơi. Nguồn nhân lực luôn là vấn đề then chốt đối với DN, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, DN cần chủ động tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phát triển bền vững.

Trong bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế vẫn đang ẩn chứa nhiều biến động khó lường, các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã bước đầu phát huy tính hiệu quả cho cộng đồng DN thì việc thúc đẩy hỗ trợ DN tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị bền vững đang được coi là một trong các giải pháp trọng yếu cho khu vực doanh nghiệp và tăng trưởng kinh tế đất nước.

Thứ trưởng Đông cũng bày tỏ mong muốn các bộ ngành, địa phương và hiệp hội doanh nghiệp tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai hiệu quả các chính sách, giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, tiếp tục hoàn thiện kiến tạo môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

Đối với DN, đặc biệt là các DNNVV cần tiếp tục phát huy sức sáng tạo và linh hoạt thích ứng với hoàn cảnh mới, nhanh nhạy tận dụng các cơ hội thị trường; dám chấp nhận rủi ro, huy động mọi nguồn lực đầu tư cải tiến công nghệ, nâng cao trình độ quản lý và đạo tạo nguồn nhân lực chất lượng caonâng cấp để có thể đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp đối tác và tham gia sâu hơn vào các chuỗi giá trị trong nước và quốc tế.

Đối với các tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân lớn: cần chia sẻ thị trường, cơ hội cho DN nhỏ, cần thể hiện tính tiên phong, dẫn dắt, đầu tư vào KHCN và con người để tạo ra một hệ sinh thái phát triển chung, tạo cơ hội cho DN nhỏ phát triển. DN lớn cần chủ động nghiên cứu xu thế của thế giới, sự chuyển dịch trong bối cảnh hiện nay để đi trước một bước. Đồng thời, cũng cần tăng cường nội lực, liên tục đổi mới sáng tạo, phát huy vai trò đầu tầu; cần xây dựng chiến lược, tầm nhìn lớn với mục tiêu thiết lập vị thế mới của thương hiệu Việt trên thị trường trong và ngoài nước.

Đối với DN FDI, cần xác định là một thành phần không thể tách rời của nền kinh tế Việt Nam. Chính phủ có chính sách khuyến khích thu hút nhưng cũng yêu cầu các DN FDI cần xây dựng mối quan hệ tương hỗ với các thành phần doanh nghiệp khác trong nước với phương châm cùng lớn mạnh, cùng phát triển; tăng cường sự liên kết với các doanh nghiệp trong nước, thực hiện chuyển giao kiến thức, công nghệ cho các doanh nghiệp Việt Nam để tạo dựng hệ sinh thái doanh nghiệp hiệu quả, bền vững .

Trong bối cảnh Việt Nam đã tham gia sâu vào các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và tác động mạnh từ dịch bệnh COVID-19 thì việc tham gia vào cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị liên kết là bước chuyển động cần thiết của DN và đây là yếu tố then chốt để DN có cơ hội phát triển bền vững. Do đó, cộng đồng DN cần thay đổi tư duy, đổi mới tầm nhìn để tận dụng cơ hội này.

 

 

Hà Anh (lược ghi)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực