Pleyel Piano- Thương hiệu Piano lâu đời của nền văn hóa Pháp

Thứ tư, 08/07/2020 11:19
(ĐCSVN) – Pleyel là một hãng Piano nổi tiếng lâu đời và là hãng đàn đầu tiên tại Paris. Từ khi thành lập năm 1807, Pleyel Piano đã thường xuyên cải tiến công nghệ sản xuất đàn, thay đổi việc sử dụng khung gỗ sang khung gang để cải tiến những cây đàn piano hiện tại.

Pleyel gắn liền với câu chuyện cảm động của Chopin (Frederic Chopin, 1810 – 1849), nhà soạn nhạc thiên tài người Ba Lan. 

Frédéric rất yêu thích giai điệu Pháp lãng mạn độc đáo của Pleyel Piano, đến mức ông chỉ dùng mỗi Piano Pleyel để sáng tác. Khi Chopin bị ốm nặng, không có tiền chữa bệnh đã tìm đến Pleyel vay tiền, rồi đi xuống miền Nam Tây Ban Nha chữa bệnh. Khi đã khỏi, Chopin giữ đúng lời hứa với Pleyel là trả nợ dần bằng cách viết nhạc. Một thời gian sau đó, Chopin đã viết trọn 24 bản Prelude (khúc dạo đầu) tặng hai vợ chồng Pleyel. Những bản nhạc Prelude sau này đã trở thành những tác phẩm bất hủ của nhạc cổ điển. 

Bản thân ông Pleyel cũng là một nhạc sĩ và vợ ông là nghệ sĩ Piano, tên ông Pleyel không chỉ được sử dụng làm tên hãng sản xuất đàn Piano mà trước khi khánh thành Hội trường Paris Philharmonic vào năm 2015, phòng hòa nhạc tên tuổi nhất đương thời tại Pháp được đặt theo tên của Pleyel.

Thời kì của những phòng trà âm nhạc

Chopin, Liszt, George Sand, Dumas, Flaubert, Delacroix… Những nhà văn học, nhà thơ, họa sĩ và nhà soạn nhạc lừng lẫy của thế kỉ 19 thường gặp gỡ để nghe nhạc, nói về nghệ thuật và trên hết là nói về tác phẩm của mình. Xu hứng lãng mạn trong tư tưởng đã đi cùng với văn hóa phòng trà âm nhạc, và đã đạt tới đỉnh vinh quang

Ảnh minh họa phòng trà âm nhạc thế kỷ 19 

Viên ngọc của nghệ thuật Pháp, Piano của Pleyel, hiện giờ đang là “ Di sản nghệ thuật hiện hữu” của thế kỷ 19, đã trải qua hơn 200 năm, từ những phòng trà âm nhạc nhỏ tới những buổi hòa nhạc quốc tế. Là một hãng piano lâu đời nhất thế giới, nó là minh chứng sống cho kỉ nguyên của sự lãng mạn.

Chopin và Pleyel

Khi Chopin lần đầu đặt chân đến Paris, ông đã sử dụng piano của Erard. Phím đàn của Erard nặng hơn nhưng nhận được nhiều lời khen ngợi từ Franz Liszt - Nghệ sĩ piano và nhà soạn nhạc người Hungary. Ông là người luôn chú trọng về kĩ thuật, nhưng cây đàn Erard không thể trình diễn được những chuyển động tao nhã của Chopin. Ngay lúc này, Camille Pleyel, hậu duệ của thế hệ thứ hai trong gia đình Pleyel, đã gửi đến một cây đàn Piano với những phím đàn linh hoạt hơn.

Chopin & Camille Pleyel 

Chopin đã yêu “cảm giác nhẹ nhàng và khéo léo” và mô tả cây đàn như “một bài hát thực sự”. Tiếng đàn Pleyel nhẹ nhàng, hòa âm mơ hồ, mạnh và yếu thay đổi một cách tinh tế. Âm thanh của một phần thì mượt mà như gỗ, phần còn lại thì như pha lê rõ và trong trẻo.

Ông ấy thường nói: “ Khi tôi được truyền cảm hứng từ trái tim để tìm ra tiếng nói cho chính mình, tất cả những gì tôi cần là piano của Pleyel”. Cây đàn này đã theo Chopin đến khi ông qua đời vào năm 1879. Chopin đã dành tặng bản Nocturne đầu tiên trên cây Camille Pleyel như một cách để trân trọng tình bạn giữa 2 người.

Pleyel và các nhà soạn nhạc

Gia đình Pleyel ban đầu là một gia đình giàu truyền thống về âm nhạc, cả người cha và con đều từng là nhà soạn nhạc và người chơi đàn nổi tiếng. Ignaz Pleyel có kĩ năng phi thường và tác phẩm phong phú, cùng mối quan hệ sâu sắc với toàn bộ giới âm nhạc thời đó.

Người cha Ignaz Pleyel là người học trò tự hào của Hayden, và Mozart cũng bị ấn tưởng bởi kĩ năng piano của ông. Vào cuối năm 1807, Ignaz Pleyel, lúc đó đã 50 tuổi, thành lập xưởng đàn piano của riêng mình. Năm 1824, Camille Pleyel bắt đầu kế thừa sự nghiệp của cha mình, tổ chức lại doanh nghiệp và tuyển dụng thêm những tài năng mới.

Sự quyến rũ nghệ thuật độc đáo của Camille thu hút một lượng lớn nhạc sĩ, những người cũng muốn sử dụng đàn piano Pleyel. Đồng thời, tình bạn với những nhạc sĩ này cũng thúc đẩy thương hiệu của Pleyel. Rất nhiều nhà soạn nhạc, nghệ sĩ piano, kĩ sư, họa sĩ và gia đình hoàng gia, bao gồm Debussy, Frank, Grieg, Ravel, Liszt, Mendelssohn, Strauss, Rothschild, Loius King Philip… đều là người hâm mộ của piano Pleyel.
Từ phòng trà tới hội trường hòa nhạc

Với sự ủng hộ của nhiều nghệ sĩ, năm 1830, Camille mở một phòng trà âm nhạc cộng đồng với những màn biểu diễn của piano Pleyel, trở thành người đầu tiên mở một buổi hòa nhạc với cây piano của chính mình. Năm 1838, một phòng hòa nhạc với 550 ghế được xây dựng.

Buổi hòa nhạc đầu tiên với cây đàn Piano Pleyel vào 01/01/1830 

Trong kỷ nguyên của chủ nghĩa lãng mạn, phòng hòa nhạc đã trở thành nơi linh thiêng cho đời sống âm nhạc ở Paris, dẫn dắt nhiều tài năng âm nhạc. Hầu như tất cả buổi hòa nhạc của Chopin đều tổ chức tại Hội trường hòa nhạc Pleyel.

Năm 1927, với công nghệ âm thanh hiện đại nhất, Hội trường hòa nhạc Pleyel với 3000 chỗ ngồi được khánh thành, và thương hiệu Piano Pleyel đã bắt đầu thời hoàng kim. Hiện nay, Hội trường Hòa nhạc Pleyel vẫn là trung tâm văn hóa chuyên sâu nhất cho việc giao lưu âm nhạc- giữa những dàn nhạc giao hưởng lớn, những nghệ sĩ nổi tiếng, hiệp hội âm nhạc, các nhóm nghệ sĩ nổi tiếng thế giới đã trình diễn tại đây.

Nghề thủ công Pleyel và piano của Pháp

Mỗi cây đàn Pleyel đều gồm hơn 5000 bộ phận. Mất khoảng 1500 giờ để 20 kĩ thuật viên chuyên nghiệp có thể ghép tất cả lại với nhau. Các bước đều rất phức tạp, và không được có bất kì một lỗi nào từ thợ mộc, thợ máy tới thợ sơn. Đồng thời cũng có rất nhiều cả tiến về kĩ thuật và bằng sáng chế: cột trụ bằng gang, pedal, âm thành” dài” của đàn piano, bàn phím chuyển vị, … và đã giành được một số huy chương vàng ở Paris và London.

Quá trình sản xuất này đã dẫn đầu việc phát triển của piano Pháp. Phong cách chơi của piano Pháp, đặc biệt là giai điệu theo đuổi phong cách lãng mạn, được đánh giá tuyệt vời nhất trong lịch sự phát triển nghệ thuật đương đại. Trong kỉ nguyên mà piano phát triển nhanh, nó đặt nền tảng cho sự hợp tác bền chặt giữa những người nghệ sĩ và nghệ sĩ piano.

Thiết kế liên tục được đổi mới

Trong bức tranh nổi tiếng “Cô gái trước cây đàn”, Bậc thầy trường phái ấn tượng người Pháp Pierre Renoir đã phác họa cây piano upright thuộc series cổ điển P131R, phản ánh lối sống của Paris vào thời điểm đó. Hiện nay, sức húc của P131R tại Pháp vẫn rất hấp dẫn.

“Girls at the Piano” - Pierre Auguste Renoir 
(Piano Pleyel P131R) 

Đầu của thế kỉ 21, Pleyel đã mời một nhóm những nghệ sĩ nổi tiếng và nhà thiết kế hàng đầu thế giới, điển hình như nghệ sĩ người Mỹ Hilton McConnico, kiến trúc sư người Ý Michele de Lucchi, bậc thầy thiết kế phong cách Pháp Putree (Andree Putman) và nhiều tên tuổi lớn khác sẽ cùng trải nghiệm sự xuất sắc của chất lượng nhạc và hiệu ứng hình ảnh của Pleyel.

Mới đây, TED SAIGON Piano Showroom  công bố hợp tác chiến lược “TED SAIGON – PLEYEL PIANO” và ra mắt thương hiệu Piano cao cấp PLEYEL.

Trung thành với tinh thần chế tác đỉnh cao, mang đến cho công chúng những cây Piano chất lượng tốt nhất thế giới, đồng thời quảng bá âm nhạc cổ điển và nghệ thuật tinh hoa, nuôi dưỡng các tài năng âm nhạc xuất sắc chính là sứ mệnh và trách nhiệm của TED SAIGON cùng PLEYEL cam kết thực hiện để đóng góp vào nền văn hóa âm nhạc phát triển phồn vinh.

Thanh Hà

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực