|
Học sinh Mauritania đang trở lại trường học sau nhiều tháng đóng cửa vì COVID-19. (Ảnh: UN) |
Cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19 gây ra trên toàn cầu đã ảnh hưởng đến giáo dục của trẻ em ở các nước nghèo hơn là của học sinh ở các nước có thu nhập cao. Và một trong những lý do là khả năng tiếp cận với máy tính và các thiết bị đào tạo từ xa khác.
Kết luận này được rút ra từ một nghiên cứu chung của UNICEF, UNESCO và WB. Phân tích đã tính đến các kế hoạch mở lại trường học, các biện pháp y tế và tài trợ, cũng như thời gian đóng cửa các trường, ngoài ra còn có việc hỗ trợ cho học sinh, phụ huynh và giáo viên.
Theo đó, thời gian nghỉ học trung bình là 4 tháng ở các nước có thu nhập thấp và trung bình và 1,5 tháng ở các nước có thu nhập cao.
Ông Robert Jenkins, phụ trách giáo dục của UNICEF, nhận xét về sự chênh lệch trong học tập giữa những học sinh có khả năng tiếp cận công nghệ và những học sinh không có điều kiện được đào tạo từ xa. Theo ông, ưu tiên mở lại trường học và thiết lập lại các lớp học còn thiếu là điều cần thiết để cải thiện tình hình của học sinh sau cuộc khủng hoảng đại dịch.
Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới và các cơ quan của Liên hợp quốc dựa trên kết quả nghiên cứu quốc gia về phản ứng với đại dịch COVID-19, được thực hiện ở gần 150 quốc gia từ tháng 6 - 10/2020.
Thiếu giáo dục từ xa
Theo nghiên cứu vừa được công bố, học sinh ở các nước có thu nhập thấp và trung bình ít có khả năng tiếp cận với giáo dục từ xa, ít có điều kiện được đào tạo và có nguy cơ bị hoãn mở lại trường và các bất lợi khác.
Cuộc khảo sát cũng chỉ ra rằng hơn 2/3 số quốc gia được phân tích đã cho mở lại các lớp học trực diện, toàn bộ hoặc một phần. Và cứ 4 trường thì có 1 trường đã bỏ lỡ ngày mở cửa trở lại hoặc dự kiến sẽ không tiếp tục các lớp học. Hầu hết các trường hợp này đều ở các nước nghèo.
Một thực tế khác là 1/5 quốc gia thu nhập thấp báo cáo rằng những ngày học từ xa được tính là ngày học chính thức.
Tại 79 quốc gia, gần 40% các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình được khảo sát đã bị cắt giảm hoặc đang lên kế hoạch cắt giảm ngân sách giáo dục quốc gia cho năm tài chính này hoặc năm tới. Trong khi hầu hết các quốc gia báo cáo rằng việc học tập ở trường được kiểm soát bởi giáo viên, 25% các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình không thể theo học đào tạo từ xa với học sinh.
Thiếu nguồn lực
Một trong những phát hiện nghiêm trọng nhất là ở một nửa số quốc gia có thu nhập thấp thiếu nguồn lực cho các biện pháp an toàn như địa điểm và vật liệu để rửa tay, giãn cách xã hội và đồ bảo hộ cho học sinh và giáo viên. Ở các nước có thu nhập cao, điều này chỉ xảy ra ở 5% số người được hỏi.
Đại diện UNESCO Stefania Giannini cho biết, đại dịch đã làm trầm trọng thêm sự khác biệt giữa các quốc gia giàu và nghèo về giáo dục, nhưng với những khoản đầu tư đúng mức thì khoảng cách này có thể được thu hẹp.
Tại một cuộc họp ở Ghana vào tuần trước, gần 70 Bộ trưởng Giáo dục và 15 nguyên thủ quốc gia và chính phủ đã cam kết làm nhiều hơn nữa để bảo vệ các trường học và giáo viên khi năm học bắt đầu và thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số.
Nghiên cứu của các cơ quan Liên hợp quốc và Ngân hàng Thế giới cũng cho thấy, hầu hết các quốc gia đã áp dụng hình thức giáo dục từ xa trong những tháng gần đây, nhiều quốc gia sử dụng đài phát thanh, truyền hình và thậm chí cả tài liệu học đường đã được cung cấp tại nhà hoặc do học sinh chụp.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, 90% các quốc gia được khảo sát sử dụng điện thoại di động hoặc cung cấp truy cập Internet cho học sinh, nhưng chất lượng và phạm vi truy cập rất khác nhau.
6 trong 10 quốc gia, chủ yếu là các nước thu nhập cao, cung cấp hỗ trợ trường học tại nhà và 40% quốc gia cung cấp hỗ trợ tâm lý xã hội.
Giám đốc về Giáo dục của Ngân hàng Thế giới Jaime Saavedra cảnh báo về sự bất bình đẳng trong giáo dục giữa các nước giàu và nghèo đã tồn tại trước đại dịch. Theo ông, đã đến lúc phải đảo ngược những mất mát và tránh hậu quả của những bất bình đẳng này cho học sinh./.