Người mẹ trẻ và đứa con giữa đống hoang tàn sau cơn bão Haiyan ở Philippines năm 2013. (Ảnh: UN)
Theo nhà lãnh đạo cấp cao của Liên hợp quốc, châu Á, và cụ thể hơn là Đông Nam Á, là khu vực trên thế giới bị đe dọa nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu. Khu vực Đông Nam Á - hơn 620 triệu dân - nhận thấy rõ về mối liên hệ giữa khủng hoảng khí hậu, phát triển bền vững, hòa bình và an ninh con người.
"4 trong số 10 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu là các quốc gia thành viên ASEAN" – Tổng thư ký António Guterres lưu ý, đồng thời dẫn chứng về Indonesia, Myanmar, Philippines và Việt Nam. 4 quốc gia này, giống như tất cả các nước Đông Nam Á, thường xuyên phải đối mặt với lốc xoáy và lũ lụt.
Trong bài phát biểu của mình, Tổng thư ký Liên hợp quốc nhấn mạnh: "Như nghiên cứu gần đây cho thấy, khu vực này cực kỳ dễ bị tổn thương, đặc biệt là khi nước biển dâng cao, với những hậu quả thảm khốc cho các cộng đồng vùng thấp". 70% dân số thế giới sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi mực nước biển hiện sinh sống ở các nước ASEAN và rộng hơn là ở các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Tại Bangkok, người đứng đầu Liên hợp quốc nhắc nhở rằng nếu thế giới của chúng ta muốn tránh thảm họa khí hậu, chúng ta phải làm nhiều hơn nữa để đáp lại lời kêu gọi của giới khoa học: giảm 45% lượng khí thải nhà kính đến năm 2030, đạt được tính trung lập carbon vào năm 2050 và hạn chế sự gia tăng nhiệt độ xuống 1,5 độ C vào cuối thế kỷ này. "Tôi ủng hộ mạnh mẽ cho sự tiến bộ hơn trong việc định giá carbon bằng cách đảm bảo rằng không có nhà máy than mới nào được lắp đặt vào năm 2020 và chấm dứt đầu tư hàng tỷ đô la tiền mặt để trợ cấp cho nhiên liệu hóa thạch vốn được thiết kế chỉ để kích thích các cơn bão, lây lan các bệnh nhiệt đới và làm trầm trọng thêm xung đột" – ông Guterres nhấn mạnh.
Tổng thư ký Liên hợp quốc cũng bày tỏ mối quan ngại đặc biệt về tác động trong tương lai của số lượng lớn các nhà máy nhiệt điện than mới vẫn được dự kiến ở một số nơi trên thế giới, "đặc biệt là ở nhiều nước Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á".
Cảm ơn các quốc gia ASEAN vì "những đóng góp quan trọng" cho Hội nghị thượng đỉnh về hành động khí hậu của Liên hợp quốc vào tháng 9 năm ngoái, Tổng thư ký Guterres nói rằng ông tin tưởng vào sự lãnh đạo của ASEAN để hành động cần thiết nhằm đối phó với tình trạng khẩn cấp khí hậu toàn cầu. Tuy nhiên, theo ông, hành động khí hậu không nên chỉ dựa trên một hoặc một vài khu vực trên thế giới. “Đồng thời, các nước phát triển phải tôn trọng cam kết cung cấp 100 tỷ USD mỗi năm từ các nguồn công cộng và tư nhân trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 để giúp các nước đang phát triển giảm thiểu và thích nghi” – nhà lãnh đạo cấp cao của Liên hợp quốc nhấn mạnh./.