Khởi động thập kỷ hành động để bảo vệ đại dương

Thứ sáu, 05/02/2021 00:43
(ĐCSVN) – Liên hợp quốc đã chính thức khởi động Thập kỷ Khoa học Đại dương vì sự Phát triển Bền vững (2021 – 2030) vào ngày 3/2.
 Đại dương giữ vai trò quan trọng đối với sự sống của con người. (Ảnh minh họa: Khánh Linh)

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã phát động điều mà nhiều thành viên trong Liên hợp quốc coi là "thập kỷ quan trọng nhất trong cuộc đời chúng ta".

Theo đó, trong thập kỷ tới, cơ quan của Liên hợp quốc và cả hệ thống Liên hợp quốc cùng các đối tác sẽ huy động nỗ lực để bảo vệ đại dương trên toàn thế giới. UNESCO đã đánh dấu sự khởi đầu của thập kỷ này bằng một sự kiện trực tuyến toàn cầu mang tên: Một đại dương mới dũng cảm. Thập kỷ này nhằm nâng cao nhận thức về những thách thức và cơ hội to lớn mà đại dương mang lại để đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs).

Tổng Giám đốc UNESCO Audrey Azoulay tuyên bố cho biết: “Vào đầu thiên niên kỷ thứ ba, hải dương học có khả năng xác định các vấn đề và đề xuất các giải pháp, với điều kiện là nó phải ngừng bỏ qua những đóng góp của mình”.

Đại dương, không gian nghiên cứu, hợp tác và tài nguyên

Năm 2021 đã được UNESCO gọi là "siêu năm" đối với đại dương. Do đó, cơ quan Liên hợp quốc đánh dấu năm 2021 với việc phát động "cam kết to lớn đối với hành tinh xanh của chúng ta". UNESCO nhấn mạnh, Thập kỷ vì Đại dương sẽ tạo cơ hội duy nhất cho các quốc gia hợp tác cùng nhau để thúc đẩy nền khoa học đại dương toàn cầu nhằm hỗ trợ sự phát triển bền vững của không gian chung này.

Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres cho biết: “Việc bảo vệ và quản lý bền vững đại dương là rất cần thiết - đối với lương thực, sinh kế và giảm thiểu tác động của khí hậu cũng như các thảm họa liên quan”. Người đứng đầu Liên hợp quốc nói thêm: “Việc khôi phục khả năng nuôi sống loài người và điều hòa khí hậu của đại dương là một thách thức lớn, đồng thời kêu gọi mọi người hòa bình với thiên nhiên để tạo ra một thế giới thịnh vượng và bình đẳng cho tất cả mọi người, không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Bà Erna Solberg, Thủ tướng Na Uy, đồng Chủ tịch Hội đồng đại dương, nhấn mạnh: "Đại dương là một nơi thú vị và chúng ta nên nghiên cứu nhiều hơn, có thêm kiến thức, nhưng cũng hiểu rằng có thể có nhiều sinh kế hơn nếu chúng ta quản lý nó tốt hơn".

Cần hành động quốc tế, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng COVID-19

Đại dịch COVID-19 đã gây ra các cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội trên khắp hành tinh, mà UNESCO cho rằng đã buộc nhiều người phải dựa vào một nền kinh tế xanh đang phát triển để “đưa chúng ta trở lại” trên con đường phục hồi.

Việc chính thức phát động thập kỷ đã quy tụ các nhà lãnh đạo thế giới, các nhà khoa học, người đứng đầu các cơ quan của Liên hợp quốc và các nhân vật thể thao cam kết hành động vì đại dương, những người đều nêu bật tiềm năng của đại dương như một nguồn giải pháp để tái thiết tốt hơn một thế giới hậu COVID-19.

Tổng Giám đốc UNESCO nhấn mạnh khi thế giới thích nghi với trạng thái bình thường mới với sự xuất hiện của virus corona, khoa học đại dương sẽ đóng một vai trò quan trọng trong các nỗ lực phục hồi sau đại dịch và bây giờ là lúc để “hành động vì một đại dương mới can đảm”./.

Khánh Linh (Theo UN, AFP)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực