|
Chiến dịch tiêm vaccine phòng bệnh sởi, rubella và bại liệt ở Nkozi gần Kampala, Uganda, ngày 19/10/2019. (Ảnh: AFP) |
Tiến sĩ Kate O'Brien, Giám đốc bộ phận tiêm chủng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo: "Vào năm 2021, chúng ta có khả năng xảy ra một thảm họa tuyệt đối". Đại dịch đã buộc các nguồn lực và nhân sự phải chuyển hướng sang cuộc chiến chống lại COVID-19, nhiều dịch vụ chăm sóc sức khỏe đã phải đóng cửa hoặc giảm giờ làm việc. Mọi người cũng miễn cưỡng di chuyển vì sợ bị lây nhiễm.
Theo quan chức WHO, những đứa trẻ không được bảo vệ và việc dỡ bỏ quá nhanh các hạn chế về sức khỏe chống lại COVID-19, vốn cũng bảo vệ một phần các bệnh ở trẻ em, đã có những tác động không nhỏ, chẳng hạn như làm bùng phát dịch sởi ở Pakistan. Hai yếu tố này kết hợp lại là "thảm họa tuyệt đối” mà chúng ta đang gióng lên hồi chuông báo động vì chúng ta phải hành động ngay bây giờ để bảo vệ những đứa trẻ này.
Theo số liệu vừa được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) công bố, vào năm 2020, 23 triệu trẻ em đã không được tiêm cả 3 liều vaccine bạch hầu, uốn ván và ho gà hoặc DTP3, vốn được coi là một biện pháp cơ bản. Đây là con số cao nhất kể từ năm 2009 và ảnh hưởng đến hơn 3,7 triệu trẻ em so với năm 2019.
Thậm chí còn nghiêm trọng hơn khi theo hai cơ quan của Liên hợp quốc, 17 triệu trẻ em, hầu hết sống trong các khu vực xung đột, những nơi xa xôi hoặc khu ổ chuột thiếu thốn cơ sở hạ tầng y tế, có lẽ đã không nhận được liều vaccine nào trong năm ngoái.
Những con số này "là một tín hiệu báo động rõ ràng, đại dịch COVID-19 và những gián đoạn mà nó đã gây ra đã khiến chúng ta mất đi nền tảng quý giá mà chúng ta không thể từ bỏ và hậu quả sẽ phải trả giá bằng cái chết và mất chất lượng cuộc sống của những người dễ bị tổn thương nhất" – Giám đốc UNICEF Henrietta Fore nhấn mạnh, đồng thời nhắc lại rằng "đại dịch đã làm xấu thêm một tình hình vốn đã tồi tệ”. Tỷ lệ tiêm chủng DTP3 vẫn giữ ở mức 86% trong vài năm trước đại dịch và vào năm 2020, tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 83%. Đối với bệnh sởi, một bệnh rất dễ lây lan, cần kiểm soát tốt tỷ lệ bao phủ vaccine là 95% thì chỉ có 71% trẻ được tiêm mũi thứ hai.
Trong đó, theo WHO, Đông Nam Á bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự gián đoạn do đại dịch gây ra, và tỷ lệ bao phủ DPT3 đã giảm từ 91% xuống 85% vào năm 2020 ở Ấn Độ, quốc gia có số trẻ em chưa được tiêm chủng hoặc không được tiêm chủng cao nhất vào năm ngoái: 3,5 triệu. Pakistan, Indonesia và Philippines cũng đã chứng kiến số lượng trẻ em không được bảo vệ gia tăng.
Trong khi đó, khu vực châu Mỹ cho thấy một "xu hướng dài hạn đáng lo ngại" ngay cả khi sự sụt giảm liên quan đến đại dịch là rất khiêm tốn (ít hơn 2 điểm phần trăm so với năm 2019).
Mexico là một trong những quốc gia có số trẻ em không được tiêm liều DTP đầu tiên tăng nhanh nhất, từ 348.000 vào năm 2019 lên 454.000 vào năm ngoái.
Khu vực phía đông Địa Trung Hải, nơi đã từng chứng kiến sự sụt giảm mạnh nhất về mặt tiêm chủng, đã có thể bắt kịp các khu vực khác.
Hai cơ quan của Liên hợp quốc nhấn mạnh rằng điều quan trọng là việc phân phối vaccine chống COVID-19 chứ không phải là chi phí của các chương trình tiêm chủng cho trẻ em.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhắc lại: “Khi các quốc gia kêu gọi sử dụng vaccine chống COVID-19, chúng tôi đã lùi bước tiêm chủng khác, khiến trẻ em có nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng nhưng có thể phòng ngừa được như sởi, bại liệt hoặc viêm màng não”. Theo người đứng đầu của WHO, một số dịch bệnh sẽ là một thảm họa đối với cộng đồng và hệ thống y tế vốn đã và đang phải chiến đấu với COVID-19, khiến nhu cầu đầu tư vào tiêm chủng ở trẻ em trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết./.