Nắng nóng kỷ lục tại châu Âu

Thứ sáu, 26/07/2019 17:14
(ĐCSVN) – Đúng như dự đoán, làn sóng nhiệt tràn vào châu Âu khiến hàng triệu người dân nơi đây phải trải qua ngày 25/7 với nhiệt độ cao lên mức kỷ lục mới.

Nhiệt độ Trái đất cao chưa từng có trong 2.000 năm qua

Châu Âu tiếp tục nắng nóng, nhiều kỷ lục mới về nhiệt độ

Kỷ lục nhiệt trong lịch sử hơn 70 năm ở thủ đô Paris của Pháp đã được ghi nhận với mức nhiệt 42,6°C đo được vào giữa buổi chiều 25/7 (14h32 giờ GMT). Kể từ khi bắt đầu các biện pháp thống kê vào năm 1873, Paris chỉ mới vượt quá mức nhiệt 40°C một lần duy nhất vào ngày 28/7/1947, với 40,4°C.

Đêm 25/7 rạng sáng 26/7 "nhiều khả năng" nóng nhất từng được đo ở Pháp với nhiệt độ trung bình tối thiểu là 21,4°C, cao hơn so với mức 21,3°C ngày 14/8/2003 theo Météo-France.

Dưới tác động tổng hợp của những đợt nóng và hạn hán bất thường này, nhiều đám cháy đã tàn phá hàng ngàn hécta hoa màu và thảm thực vật vào ngày 25/7 ở Pháp, phía Tây Bắc, Bắc và Đông Bắc đất nước.

Nhiệt độ lên mức kỷ lục tại Paris, Pháp (Ảnh: AFP)

Thời tiết nắng nóng ở khu vực châu Âu cũng khiến cho các tàu cao tốc Thalys, phục vụ hành khách di chuyển giữa Brussels, Paris, Amsterdam và Cologne, đã phải đình chỉ bán vé trên tất cả các tuyến cho đến ngày 26/7, vì các vấn đề liên quan tới cơ sở hạ tầng.

Đức cũng đã đánh bại kỷ lục nhiệt tuyệt đối mới với 42,6°C được đo ở Lingen tại Lower Sachsen, phá vỡ kỷ lục 40,5°C trước đó được thiết lập vào ngày 24/7 tại Geilenkirchen, cũng ở phía Tây Bắc đất nước.

Hiện đang đặt mức cảnh báo về nền nhiệt cao, tại Đức, nhà máy điện hạt nhân Grohnde ở Lower Sachsen sẽ ngừng hoạt động tạm thời từ ngày 26 – 28/7 khi nước sông Weser chỉ làm mát lò phản ứng ở nhiệt độ 26°C.

Đài phun nước làm mát tại Vienna, Áo (Ảnh: AFP)

Kỷ lục về nhiệt độ cũng đã được ghi nhận ở Hà Lan với 40,4°C; ở Bỉ với 40,6°C.

Ở trung tâm của Hà Lan, cảnh sát thậm chí còn hy vọng giành được một thỏa thuận ngừng bắn từ những tên trộm và tội phạm. Lực lượng này đưa ra lời kêu gọi trên mạng xã hội Facebook để yêu cầu mọi người giữ yên lặng. "Thật khó để làm việc với thời tiết này" – lực lượng cảnh sát cho biết.

Anh đã đạt đến nhiệt độ tối đa từng được ghi nhận vào tháng 7. Theo văn phòng thời tiết của nước này, vào đầu giờ chiều 25/7, nhiệt độ là 36,9°C ở Heathro và nhiệt kế đã tăng lên 38,1°C tại Cambridge. Thời tiết nắng nóng cũng gây ra sự gián đoạn trong giao thông đường sắt, khiến nhiều chuyến tàu bị chậm lại.

Italy cũng bị ảnh hưởng và chính quyền ngày 24/7 đã nâng mức cảnh báo cấp 3 (bản tin đỏ) tại 5 thành phố (Bolzano, Brescia, Florence, Perugia và Torino).

Tại Tây Ban Nha, nhiệt độ đã bắt đầu giảm xuống các giá trị bình thường đối với mùa hè, với chỉ 6 trong số 50 tỉnh của đất nước vẫn còn trong tình trạng báo động màu cam theo dịch vụ khí tượng quốc gia.

Những đợt nắng nóng này dự báo sẽ còn tiếp tục nhân lên và tăng cường do hậu quả của sự nóng lên toàn cầu bắt nguồn từ các hoạt động của con người gây ra./.

Khánh Linh (Theo AFP, Reuters, Euronews)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực