UNAIDS cảnh báo tình trạng bất bình đẳng liên quan đến HIV/AIDS

Thứ ba, 30/11/2021 15:13
(ĐCSVN) – Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV và AIDS (UNAIDS) ngày 29/11 đưa ra cảnh báo nếu các nhà lãnh đạo không giải quyết được tình trạng bất bình đẳng, thế giới có thể ghi nhận 7,7 triệu ca tử vong do AIDS trong vòng 10 năm tới.

Cơ quan của Liên hợp quốc cũng cảnh báo rằng nếu không có các biện pháp cần thiết để chấm dứt bệnh AIDS, nhân loại sẽ vẫn mắc kẹt trong cuộc khủng hoảng COVID-19 và sẽ không chuẩn bị sẵn sàng để đối mặt với đại dịch trong tương lai.

Giám đốc điều hành UNAIDS Winnie Byanyima cho biết: Đây là một lời kêu gọi hành động khẩn cấp. Theo bà, tiến bộ chống lại đại dịch AIDS, vốn đã bị tụt lại phía sau, hiện đang đối mặt với những khó khăn thậm chí còn lớn hơn khi cuộc khủng hoảng COVID-19 tiếp tục tàn phá, làm gián đoạn các chương trình phòng ngừa và điều trị HIV, trường học và phòng chống bạo lực. “Chúng ta không bao giờ có thể phải đối mặt với sự lựa chọn giữa việc chấm dứt đại dịch AIDS ngày hôm nay và chuẩn bị cho đại dịch ngày mai. Không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc đạt được cả hai mục tiêu này. Ngay bây giờ, chúng ta cần phải ghi nhớ cả hai” – bà nói thêm.

Ước tính khoảng 7,7 triệu ca tử vong liên quan đến AIDS trong giai đoạn từ năm 2021 – 2030, phù hợp với dự báo của các mô hình UNAIDS, nếu mức độ bao phủ các dịch vụ HIV vẫn ở mức năm 2019. Nếu Chiến lược AIDS toàn cầu 2021 – 2026 đạt được, UNAIDS ước tính rằng ít nhất 4,6 triệu ca tử vong trong số này có thể được ngăn chặn trong thập kỷ tới.

Xét nghiệm HIV với giá cả phải chăng, một phần quan trọng để chống lại virus. (Ảnh: UN) 

Ngày thế giới phòng chống AIDS 1/12

Cảnh báo này được đưa ra trong một báo cáo mới của UNAIDS công bố trước Ngày Thế giới phòng chống AIDS (1/12).

Theo báo cáo của UNAIDS, một số quốc gia, kể cả những quốc gia có tỷ lệ người nhiễm HIV cao nhất, đã đạt được những tiến bộ vượt bậc trong việc chống lại bệnh AIDS. Họ, vì vậy, đã cho thấy những gì chúng ta có thể làm được. Tuy nhiên, với 1,5 triệu ca nhiễm HIV mới vào năm 2020 và số lượng ngày càng tăng ở một số quốc gia, các ca nhiễm mới không thuyên giảm đủ nhanh trên khắp thế giới để chấm dứt đại dịch. Số ca nhiễm cũng dẫn đến tình trạng bất bình đẳng khi 6/7 trường hợp nhiễm HIV mới ở thanh thiếu niên tại khu vực châu Phi cận Sahara ảnh hưởng đến trẻ em gái vị thành niên. Trên toàn cầu, những người đồng tính nam và những người đàn ông khác quan hệ tình dục đồng giới, mại dâm và sử dụng ma túy có nguy cơ nhiễm HIV cao hơn từ 25 đến 35 lần.

Không những thế, đại dịch COVID-19 cũng đang làm suy yếu phản ứng với AIDS ở nhiều vùng. Việc xét nghiệm HIV hầu như chậm lại và đến năm 2020, số người nhiễm HIV bắt đầu điều trị ít hơn ở 40 trong số 50 quốc gia theo báo cáo của UNAIDS. Việc cung cấp dịch vụ dự phòng HIV cũng bị ảnh hưởng. Vào năm 2020, các dịch vụ giảm thiểu tác hại cho người nghiện ma túy đã bị gián đoạn ở 65% trong số 130 quốc gia được khảo sát.

"Vẫn có thể kết thúc đại dịch vào năm 2030" – Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres cho biết trong thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS. “Nhưng điều đó sẽ đòi hỏi sự nỗ lực và đoàn kết tăng lên. Để đánh bại AIDS và xây dựng khả năng phục hồi khi đối mặt với các đại dịch trong tương lai, chúng ta cần hành động tập thể".

Báo cáo mới của UNAIDS xem xét 5 yếu tố chính của kế hoạch đã được các quốc gia thành viên thông qua tại cuộc họp cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc về HIV/AIDS. Những khía cạnh cơ bản này cần được thực hiện khẩn cấp để chấm dứt đại dịch AIDS, nhưng hiện đang thiếu kinh phí và ưu tiên cho việc phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch. Các yếu tố này bao gồm: Cơ sở hạ tầng do cộng đồng điều hành và nằm trong cộng đồng; Tiếp cận bình đẳng với thuốc, vaccine và công nghệ y tế; Hỗ trợ cho nhân viên ở tuyến đầu chống dịch; Ứng phó với đại dịch dựa trên quyền con người; Hệ thống dữ liệu lấy con người làm trung tâm bộc lộ sự bất bình đẳng.

Những tiến bộ rất lớn đã đạt được

Năm nay đánh dấu 40 năm kể từ khi các trường hợp AIDS đầu tiên được báo cáo. Những bước tiến lớn, đặc biệt là dân chủ hóa tiếp cận điều trị, đã được thực hiện kể từ khi có các khoản đầu tư phù hợp với tham vọng. Tính đến tháng 6/2021, 28,2 triệu người đã được điều trị HIV, tăng so với 7,8 triệu người năm 2010, mặc dù tiến độ đã chậm lại đáng kể.

Các quốc gia có luật pháp và chính sách dựa trên bằng chứng cũng như sự tham gia và cam kết mạnh mẽ của cộng đồng, cũng như hệ thống y tế mạnh mẽ và hòa nhập.

Bà Byanyima nhấn mạnh: “Chúng tôi biết điều gì phù hợp với các ứng phó với AIDS đang mang lại kết quả đặc biệt ở một số nơi, nhưng chúng tôi cần phải lồng ghép những kết quả tốt này mà không bỏ sót bất kỳ ai". Theo Giám đốc điều hành UNAIDS, chúng ta có một chiến lược hiệu quả đã được các nhà lãnh đạo áp dụng. Tuy nhiên, chúng ta phải thực hiện mọi khía cạnh của nó, không có ngoại lệ. Chấm dứt bất bình đẳng để chấm dứt AIDS là một lựa chọn chính trị đòi hỏi những cải cách chính sách và đầu tư mạnh mẽ. Chúng ta đang ở ngã tư đường. Các nhà lãnh đạo có sự lựa chọn giữa các hành động táo bạo và các biện pháp nửa vời./.

Khánh Linh (Theo UN, UNAIDS, AFP)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực