Đó là đánh giá vừa được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra ngày 28/10. Theo WHO, sự mất cân bằng xảy ra do khu vực này cũng đang phải vật lộn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về các nguồn cung cấp miễn dịch thiết yếu, chẳng hạn như ống tiêm. Tại thời điểm này, 3 quốc gia châu Phi là Seychelles, Mauritius và Morocco đã đạt được mục tiêu do Đại hội đồng Y tế Thế giới đề ra vào tháng 5.
Với tốc độ hiện tại, chỉ có 2 quốc gia khác là Tunisia và Cabo Verde cũng đạt được mục tiêu của WHO. Tiến sĩ Matshidiso Moeti, Giám đốc WHO khu vực châu Phi, cho biết: Mối đe dọa về một cuộc khủng hoảng vaccine luôn tồn tại trên khắp lục địa. Vào đầu năm tới, vaccine COVID-19 sẽ bắt đầu tràn vào châu Phi, nhưng tình trạng thiếu bơm tiêm có thể làm tê liệt tiến độ.
|
Chỉ 6% dân số châu Phi được tiêm vaccine phòng COVID-19. (Ảnh: UN) |
Chỉ 6% dân số châu Phi được tiêm chủng đầy đủ
Theo một thống kê được thiết lập vào ngày 25/10, hơn 6,7 tỷ liều vaccine đã được sử dụng trên toàn thế giới, phần lớn trong số đó là ở các nước giàu. Về phần mình, châu Phi đã tiêm chủng đầy đủ cho 77 triệu người, tức chỉ 6% dân số. Trong khi để so sánh, hơn 70% các quốc gia có thu nhập cao đã tiêm chủng cho hơn 40% dân số của họ.
Theo WHO, khoảng 50 triệu liều vaccine đã đến châu Phi kể từ đầu tháng 10, gần gấp đôi so với số lượng được vận chuyển vào tháng 9 theo Cơ chế COVAX. Tuy nhiên, với tốc độ hiện tại, châu Phi vẫn phải đối mặt với tình trạng thâm hụt 275 triệu vaccine so với mục tiêu cuối năm là tiêm chủng đầy đủ cho 40% dân số.
Ngoài ra, việc tiếp cận hạn chế các sản phẩm thiết yếu như bơm tiêm có thể làm chậm việc triển khai vaccine ở châu Phi. UNICEF đã báo cáo sắp có sự thiếu hụt 2,2 tỷ bơm tiêm dùng một lần để tiêm chủng COVID-19 và tiêm chủng thông thường vào năm 2022. Con số này bao gồm cả bơm tiêm dùng một lần 0,3ml để tiêm chủng COVID-19 từ Pfizer-BioNTech.
Sự chậm trễ trong việc nhận bơm tiêm ở Kenya, Rwanda và Nam Phi
Về vấn đề này, Tổ chức Y tế Thế giới nhắc lại rằng trên toàn thế giới, không có một kho dự trữ nào các loại bơm tiêm chuyên dụng 0,3ml, khác với các loại ống tiêm 0,5ml được sử dụng cho các loại vaccine COVID-19 và tiêm chủng thông thường. Thị trường bơm kim tiêm 0,3ml tự hủy này rất “cạnh tranh”. "Do đó, số lượng bơm tiêm này có hạn và sẽ còn ít nhất cho đến quý đầu tiên của năm 2022" – WHO cảnh báo, đồng thời lưu ý rằng một số quốc gia châu Phi, như Kenya, Rwanda và Nam Phi, đã gặp phải tình trạng chậm trễ trong việc tiếp nhận bơm tiêm. Tiến sĩ Moeti nhấn mạnh: Cần phải có những biện pháp quyết liệt để kích thích sản xuất bơm kim tiêm một cách nhanh chóng.
Thách thức khác đối với các nước châu Phi là chuẩn bị tốt hơn cho việc triển khai vaccine. Theo WHO, hơn 40% quốc gia trong khu vực châu Phi vẫn chưa hoàn thành kế hoạch cho các chiến dịch cấp huyện của họ. Tuy nhiên, đối với WHO, việc lập kế hoạch phải trở nên chi tiết hơn nhiều trên lục địa này.
Giảm 30% số trường hợp COVID-19 mới so với tuần trước
Theo Tiến sĩ Moeti, chúng ta có thể phát hiện ra những khó khăn trước khi chúng nảy sinh và giải quyết vấn đề từ trong trứng nước. WHO giúp các quốc gia châu Phi phát triển, cải thiện và thực hiện các kế hoạch triển khai vaccine quốc gia và liên tục cải tiến việc triển khai vaccine của họ.
WHO nhấn mạnh hơn 244,3 triệu trường hợp được xác nhận nhiễm COVID-19 đã được ghi nhận trên toàn thế giới, trong đó có gần 5 triệu trường hợp tử vong. Tại châu Phi, WHO đã báo cáo gần 8,5 triệu trường hợp mắc bệnh và hơn 217.000 trường hợp tử vong.
Trong tuần kết thúc vào ngày 24/10, WHO đã báo cáo hơn 29.300 trường hợp mắc mới, giảm gần 30% so với tuần trước. Nhưng 10 quốc gia châu Phi vẫn đang có số ca mắc tăng, trong đó có 4 quốc gia có xu hướng ngày càng tăng: Gabon, Congo, Cameroon và Ai Cập.
Ngoài ra, biến thể Delta (Ấn Độ) đã được tìm thấy ở 41 quốc gia, trong khi biến thể Alpha (Anh) được báo cáo ở 47 quốc gia và Beta (Nam Phi) vào 43./.