“Cuộc chiến đấu khổng lồ” gạt bỏ những thói hư tật xấu, bảo vệ những cái tốt đẹp, mới mẻ"

Chủ nhật, 27/11/2022 16:28
(ĐCSVN) - Không chỉ là người sẽ mở đầu phần tham luận của các nhà khoa học buổi sáng mà còn là người chủ trì, điều hành phiên thảo luận thứ 2 (buổi chiều) với chủ đề “Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới”, GS.TS. Đinh Xuân Dũng, nguyên Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã có nhiều kiến giải quan trọng trong việc xây dựng các hệ giá trị Việt Nam trong thời kỳ mới. Phóng viên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đã phỏng vấn Giáo sư xung quanh vấn đề này.

Bài 2: Để những hệ giá trị thật sự là mạch nguồn và động lực thúc đẩy, phát triển đất nước

Đưa hệ giá trị quốc gia, văn hóa, gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam vào cuộc sống

leftcenterrightdel
 GS.TS. Đinh Xuân Dũng, nguyên Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương trả lời phỏng vấn Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (Ảnh :K.T)

PV:Một trong những mục tiêu quan trọng của Hội thảo là nhằm lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học để làm rõ hơn các nội dung, nội hàm hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực còn người Việt Nam trong thời kỳ mới, Giáo sư có thể chia sẻ rõ hơn về điều này?

GS.TS. Đinh Xuân Dũng: Nói về nội hàm của các hệ giá trị, thực chất vẫn còn nhiều ý kiến tranh luận của các nhà khoa học. Với những góc độ tiếp cận, kiến giải khác nhau, có người ý kiến nên thêm vào nhưng cũng có người ý kiến nên bớt đi cho ngắn gọn dễ hiểu. Tuy nhiên về cơ bản đa số các ý kiến đều đồng thuận, nhất trí cao với nội hàm của các hệ giá trị mà đồng chí Tổng Bí thư đã nêu ra trong bài phát biểu tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2022 đó là: Hệ giá trị quốc gia: Hòa bình, thống nhất, độc lập, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, hạnh phúc; Hệ giá trị văn hóa: Dân tộc, dân chủ, nhân văn, khoa học; Hệ giá trị gia đình: Ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh; Chuẩn mực con người Việt Nam thời kỳ mới: Yêu nước, đoàn kết, tự cường, nghĩa tình, trung thực, trách nhiệm, kỷ cương, sáng tạo.

Cũng vì còn những ý kiến khác nhau giữa các nhà khoa học nên Hội thảo được tổ chức để một lần nữa tìm tiếng nói chung, sự đồng thuận cao nhất của các nhà khoa học để sau đó tiếp tục lấy ý kiến của nhân dân, báo cáo với Đảng, với Quốc hội rồi mới chính thức công bố… theo kinh nghiệm của các nước Châu Á và châu Âu.

PV: Được biết, dự kiến Giáo sư sẽ là người mở đầu tham luận tại Hội thảo với chủ đề “Tính cấp thiết  và những yêu cầu đặt ra đối với việc xây dựng, thực hiện hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới”, Giáo sư có thể chia sẻ về những nội dung mà Giáo sư sẽ đem tới Hội thảo lần này?

GS.TS. Đinh Xuân Dũng: Cuộc hội thảo này tôi mong đợi từ lâu vì tôi chính là một trong những thành viên trong tổ biên tập Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và được phân công trực tiếp viết phần về văn hóa và con người. Câu đầu tiên trong phần này chính là hệ giá trị. Chính vì vậy tôi cho rằng việc xây dựng hệ giá trị không chỉ mang tính cấp thiết trước mắt mà còn có tính chất chiến lược lâu dài, có vai trò quan trọng cho sự phát triển trong tương lai.

Tôi nhìn vấn đề nghiên cứu 4 hệ giá trị này trong tương quan từ quá khứ, hiện tại, tương lai. Trong quá khứ phải khẳng định những giá trị tốt đẹp, bền vững của dân tộc ta phải giữ gìn,phát triển nhưng đồng thời có một điều mà ít người nói đến đó là Việt Nam phải khắc phục những hạn chế trong lịch sử của mình. Điều này đã có trong Văn kiện Đại hội IX đến nay. Tuy nhiên, lâu nay chúng ta đã đặt ra nhưng chúng ta chưa làm được. Chính vì vậy trong bài tham luận tôi có nói ý thứ 2 đó là bước sang một thời kỳ mới con người Việt Nam phải tự vượt mình, muốn vậy phải tỉnh táo, khoa học nhìn ra những hạn chế của mình mà nghìn năm phong kiến để lại. Đó là cách nhìn đối với quá khứ.

Còn cách nhìn đối với hiện tại ,hiện tại chúng ta đang trong giai đoạn quá độ, đang phải đấu tranh bảo vệ bằng được những giá trị mới, kết hợp với những giá trị truyền thống. Trong nghiên cứu khoa học hiện nay đang bung ra và có rất nhiều những thành tựu nghiên cứu nhưng chúng ta chưa gói lại được thì chưa có một tư tưởng thống nhất để định hướng cho sự phát triển. Cho nên tôi nhìn 4 hệ giá trị này trong mối quan hệ giữa quá khứ, hiện tại và định hướng cho tương lai, từ đó đặt ra theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Hội nghị. Theo Ban Chỉ đạo Hội nghị, tôi nêu ra những yêu cầu, những việc cần phải làm tiếp tục sau hội nghị này. Kết quả của nó không chỉ ở trong Hội trường mà kết quả của nó còn phải được thể hiện trong việc nghiên cứu cho ra nội hàm của các hệ giá trị, đồng thời phải có một lực lượng,triển khai trong thực tiễn từng bước một trong cuộc chiến tranh lâu dài để đưa những giá trị đó đi vào đời sống và trở thành phẩm chất trong con người Việt Nam ở các thời kỳ hội nhập quốc tế và thời kỳ CNH, HĐH. Theo quan điểm của tôi đây cũng chính là tính cấp thiết của việc xây dựng các hệ giá trị.

leftcenterrightdel
Theo GS.TS Đinh Xuân Dũng, việc xây dựng và đưa các hệ giá trị vào cuộc sống là việc làm hệ trọng và cấp thiết hiện nay. (Ảnh:K.T) 

PV: Ngoài ra, Giáo sư cũng chính là người sẽ chủ trì, điều hành phiên thảo luận thứ 2 (buổi chiều) với chủ đề “Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới”, ở chủ đề này Giáo sư có gì cần lưu ý và chia sẻ với các nhà khoa học cũng như nhân dân cả nước?

GS.TS. Đinh Xuân Dũng:Trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng có nói đến việc xây dựng 4 hệ giá trị trong đó cần tập trung nghiên cứu và triển khai thực hiện Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người Việt Nam thời kỳ mới gắn với hệ giá trị gia đình. Phiên họp thứ 2 tập trung cho việc nghiên cứu trao đổi hệ giá trị quốc gia và hệ giá trị văn hóa, đây là những vấn đề hết sức quan trọng không chỉ cho hiện tại mà cho cả tương lai.

Các nhà khoa học đã bàn nhiều về vấn đề hệ giá trị nhưng đây là lần đầu tiên trong văn kiện của Đảng nói đến hệ giá trị quốc gia tức là ở tầm cao nhất, khái quát nhất, nói cho được đặc trưng của con người Việt Nam đã hình thành trong quá khứ, đang hình thành trong hiện tại và định hướng cho sự phát triển trong tương lai của cả dân tộc, cả quốc gia, đồng thời cả con người Việt Nam vì vậy nó vô cùng hệ trọng đối với sự phát triển của Đất nước.

Trong tình hình hiện nay, khi mà tình hình thế giới, quốc tế, đang diễn biến rất phức tạp và khó lường, như đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói là: Chúng ta đang trong thời kỳ quá độ, đấu tranh quyết liệt giữa cái cũ và cái mới, giữa nhân tố xã hội chủ nghĩa đang hình thành và cạnh tranh, xen kẽ nhân tố phi xã hội chủ nghĩa, giữa việc xác định giá trị mới con người cần có cho mình và đồng thời giữa khuynh hướng có thể là lệch chuẩn, đạo chuẩn ở trong đời sống hàng ngày, vì vậy xây dựng và xác định cho được hệ giá trị quốc gia của cả dân tộc chúng ta, đồng thời xây dựng được hệ giá trị căn cốt, cốt lõi nhất của con người Việt Nam trong xã hội hiện đại thực chất là định hướng cực kỳ quan trọng cho sự phát triển của dân tộc. Đồng thời, tôi quan niệm đây là cuộc đấu tranh lớn, phức tạp, lâu dài, như Bác Hồ nói “Cuộc chiến đấu khổng lồ” để bảo vệ những cái tốt tươi, mới mẻ để đấu tranh gạt bỏ đi những cái cũ kỹ, những thói hư tật xấu…

PV: Những việc chúng ta phải làm sau Hội thảo là gì, thưa Giáo sư?

GS.TS. Đinh Xuân Dũng: Sau khi nghiên cứu để xác định cho được nội hàm của các hệ giá trị, cần phải có ý kiến chỉ đạo và tạo sự đồng thuận của lãnh đạo Đảng và Nhà nước như kinh nghiệm của nhiều nước châu Âu và châu Á. Từ sự thống nhất đó cần phải có một cơ quan chỉ đạo và điều hành để chuyển các hệ giá trị đó vào trong đời sống. Chúng ta đặc biệt lưu ý là cần phải xây dựng và đưa ra được những chuẩn mực cụ thể của con người Việt Nam cho từng đối tượng, cho các giới, cho các nghề nghiệp, cho các lứa tuổi. Trước đây, Bác Hồ đã nêu lên chuẩn mực trong công an, trong quân đội, cho phụ nữ, cho thiếu nhi, cho thanh niên... Chính vì vậy, việc xây dựng chuẩn mực cho từng đối tượng là công việc mang tính chất xã hội hóa mà cần phải triển khai một cách sâu sắc và kiên trì. Văn hóa không thể làm theo phong trào hay thời vụ mà phải kiên trì có kế hoạch, có bài bản và có sáng tạo. Cho nên, tôi đã đề nghị sau Hội nghị này cần phải có một cơ quan chỉ đạo, cơ quan nghiên cứu để xác định nội hàm từng hệ giá trị và đồng thời các cơ quan đồng bộ triển khai điều này trong đời sống. Gắn liền với nó là công tác tuyên truyền. Sử dụng công tác tuyên truyền như là sức mạnh để người dân thẩm thấu được những hệ giá trị mà mình cần phải nuôi dưỡng, cần phải vươn tới, đồng thời gạt bỏ đi những giá trị phản văn hóa, phản giá trị trong đời sống đang diễn ra và đang có khuynh hướng lan tràn trong một bộ phận quần chúng, trong xã hội…

PV: Xin trân trọng cảm ơn Giáo sư!

K.T (Thực hiện)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực