Chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất nhiều giải pháp phát huy hiệu quả nguồn lực nền kinh tế

Thứ ba, 12/12/2023 16:45
0:00/ 0:00
Giọng nam
  • Giọng nam
(ĐCSVN) - Ngày 12/12, chia sẻ những kết quả đạt được trên cơ sở triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Đại hội Đảng các cấp,các đại biểu đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm và đưa ra các quan điểm, nhóm giải pháp phát huy hiệu quả nguồn lực nền kinh tế tại Diễn đàn “Kinh tế Việt Nam qua nửa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng”.

Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng cho mọi thành phần kinh tế

Khẳng định là những tập đoàn hàng đầu của đất nước

Tạo môi trường an ninh, an toàn, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế

Khơi dậy, phát huy hiệu quả mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới cho phát triển nhanh và bền vững

Khai mạc “Diễn đàn Kinh tế Việt Nam qua nửa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng”

Đưa văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội

Chia sẻ kinh nghiệm trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, tạo nền tảng và động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế -  xã hội tỉnh Lai Châu, đồng chí Vũ Mạnh Hà, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Lai Châu cho biết: Là tỉnh miền núi biên giới phía Tây Bắc có 20 dân tộc anh em cùng sinh sống, với bản sắc văn hóa truyền thống rất phong phú, đa dạng, độc đáo, được lưu truyền qua nhiều thế hệ... tỉnh Lai Châu luôn quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và xác định “bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch” là một trong 4 Chương trình trọng điểm cần tập trung triển khai thực hiện, góp phần xây dựng tỉnh Lai Châu phát triển nhanh và bền vững.

 Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Lai Châu Vũ Mạnh Hà chia sẻ những minh chứng rõ nét khẳng định chủ trương rất đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta về phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đưa văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh, là động lực phát triển đất nước. 

 Xác định mục tiêu đề ra, tỉnh đã ban hành ban hành các chính sách đặc thù, ưu tiên bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương gắn với lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia. Đồng thời, tập trung chỉ đạo nghiên cứu, sưu tầm, phục dựng, lưu giữ, bảo tồn, truyền dạy, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Đến nay, đã sưu tầm được 30 bộ sưu tập, 3.221 hiện vật, phục dựng 10 lễ hội, duy trì tổ chức 34 lễ hội; 13/13 dân tộc cư trú thành cộng đồng được bảo tồn văn hóa truyền thống tốt đẹp; nhiều lễ hội được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Các thiết chế văn hóa cơ sở tiếp tục được quan tâm đầu tư, câu lạc bộ bảo tồn văn hóa, không gian văn hóa trong trường học được xây dựng, duy trì thường xuyên.

Bên cạnh đó, các điểm du lịch trọng điểm gắn với phát huy vai trò chủ thể của nhân dân trong giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; một số điểm du lịch đã phát huy được lợi thế, trở thành điểm du lịch hấp dẫn, đặc biệt, bản Sin Suối Hồ, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ là một trong 4 điểm du lịch của cả nước vinh dự được trao “Giải thưởng Du lịch cộng đồng ASEAN lần thứ 3”.

Với sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, sự đồng thuận, ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã từng bước được bảo tồn và phát huy, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch của tỉnh, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Lai Châu đã thu hút được gần 02 triệu lượt khách du lịch, tăng bình quân trên 30%/năm, doanh thu đạt gần 1.500 tỷ đồng.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lai Châu Vũ Mạnh Hà cho rằng, những kết quả này còn rất khiêm tốn so với các tỉnh, thành phố trong cả nước, song bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa đã và đang trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đồng thời, là minh chứng rõ nét khẳng định chủ trương rất đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta về phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đưa văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh, là động lực phát triển đất nước.

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả nhiệm vụ này, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lai Châu Vũ Mạnh chia sẻ, Lai Châu xác định lấy bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc là điều kiện cốt lõi, là nguồn lực cho phát triển du lịch, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đồng thời, tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về văn hóa, du lịch, nhất là ở cơ sở; phục dựng không gian văn hóa dân tộc tiêu biểu ở các bản, các chợ phiên. Lựa chọn các giá trị văn hóa đặc sắc, tốt đẹp của các dân tộc xây dựng trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng riêng có, độc đáo của tỉnh, nâng cao khả năng cạnh tranh với các tỉnh có các sản phẩm du lịch tương đồng. Đầu tư cơ sở hạ tầng các khu, điểm du lịch gắn với nâng cao chất lượng dịch vụ. Tiếp tục thực hiện hiệu quả các thỏa thuận hợp tác đã ký kết với các tỉnh, thành phố trong cả nước, đẩy mạnh liên kết trong phát triển du lịch, nhất là các tỉnh nằm trong khu vực Tây Bắc mở rộng…

Tận dụng những cơ hội và lợi thế, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số

 Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên Lê Thành Đô chia sẻ, UBND tỉnh Điện Biên triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, tích cực chỉ đạo tăng cường đầu tư, nâng cấp và mở rộng hạ tầng thông tin, viễn thông, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

 Chia sẻ tại Diễn đàn về chú trọng phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên Lê Thành Đô cho biết, Điện Biên là tỉnh biên giới thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, còn có những khó khăn thách thức, thuận lợi đan xen, thời điểm bắt đầu thực hiện Chương trình Chuyển đổi số (năm 2020) hạ tầng thông tin, viễn thông trên địa bàn tỉnh Điện Biên vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn và thách thức.

Trong đó, hạ tầng thông tin, viễn thông còn chưa đồng bộ, hiện đại, kinh tế số còn thấp, xã hội số còn yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu của Nhân dân. Nhưng để để cụ thể hoá các chủ trương của Đảng về Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, khắc phục những hạn chế và vượt qua những thách thức nêu trên, Điện Biên đã tận dụng những cơ hội và lợi thế để tạo nền tảng quan trọng, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số.

Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên Lê Thành Đô chia sẻ: Trước hết, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tỉnh Điện Biên ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó xác định mục tiêu đạt mức độ phủ sóng 4G 100%; phấn đấu thực hiện 100% cấp thôn/bản có truy cập internet cáp quang; xây dựng và vận hành Trung tâm dữ liệu tỉnh; xây dựng và triển khai hệ thống quản lý, giám sát, điều hành hạ tầng số trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh Điện Biên triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, tích cực chỉ đạo tăng cường đầu tư, nâng cấp và mở rộng hạ tầng thông tin, viễn thông, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, đảm bảo phủ sóng, chất lượng và bảo mật của các dịch vụ, sản phẩm và giải pháp số.

Nhờ những kết quả trong việc thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp đã được nêu trên, kinh tế của tỉnh tăng trưởng và phát triển; tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2023 ước đạt 9,33%/năm, GRDP bình quân đầu người năm 2023 ước đạt 48,6 triệu đồng/năm. Trong đó, kết quả đáng chú ý, tăng trưởng ngành Thông tin và Truyền thông năm 2023 ước đạt 1.115 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 8,78%. Kinh tế số năm 2023 ước chiếm 9,5% GRDP của tỉnh. Tỷ lệ thôn, bản được phủ sóng di động băng rộng 3G/4G tăng từ 75% của năm 2020 lên 95% năm 2023.

Tỷ lệ dân số có điện thoại thông minh: tăng từ 44% của năm 2020 lên 72% năm 2023. Tỷ lệ thôn, bản được cung cấp dịch vụ băng rộng cố định cáp quang: tăng từ 80% của năm 2020 lên 88,7% năm 2023. Tỷ lệ hộ gia đình có kết nối Internet băng rộng cố định cáp quang; tăng từ 31% của năm 2020 lên 48% năm 2023…

Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên - Lê Thành Đô cho biết: Quá trình triển khai thực hiện để giải quyết vấn đề, tỉnh Điện Biên đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm. Trên cơ sở đó, để phát huy hiệu quả kinh tế số, xã hội số, tỉnh Điện Biên kiến nghị Chính phủ chỉ đạo thực hiện các giải pháp hoàn thiện và triển khai các chính sách, kế hoạch, dự án và chương trình liên quan đến phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số, đảm bảo tính khả thi, hiệu quả và bền vững. Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương tiếp tục quan tâm, bố trí nguồn vốn để đầu tư hạ tầng lưới điện trên địa bàn tỉnh Điện Biên theo các Chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt; Bộ Thông tin và Truyền thông bổ sung nhiệm vụ, kinh phí đầu tư xây dựng, duy trì hạ tầng, cung cấp các dịch vụ viễn thông (đặc biệt là dịch vụ thông tin di động) cho các doanh nghiệp viễn thông tại các khu vực chưa có điện lưới quốc gia vào Chương trình Viễn thông công ích và các chương trình, dự án khác liên quan, trong đó đạt mục tiêu 100% khu vực dân cư sinh sống, làm việc (thôn, bản, tổ dân phố) được phủ sóng thông tin di động 3G/4G/5G và băng rộng cố định cáp quang.

Xác định rõ các điểm nghẽn cản trở sự phát triển để khắc phục kịp thời

Chia sẻ kết quả sau nửa đầu nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XVII, Nghị quyết Đại hội thành phố Chí Linh lần thứ XXIII, đồng chí Hoàng Quốc Thưởng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương, Bí thư Thành uỷ Chí Linh cho biết, ngay sau Đại hội, Đảng bộ thành phố Chí Linh đã xây dựng Chương trình hành động và ban hành 03 chương trình, 04 kế hoạch, 11 đề án thực hiện. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng tạo, bản lĩnh và quyết tâm chính trị cao các cấp ủy Đảng của thành phố, cùng với sự đoàn kết, chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, thành phố Chí Linh đã đạt được những kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực.

Bí thư Thành uỷ Chí Linh Hoàng Quốc Thưởng chia sẻ nhân tố quyết định sự thành công trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế Chí Linh là xây dựng sự đoàn kết, thống nhất trong cả hệ thống chính trị, trước hết là sự đoàn kết thống nhất trong Thường trực, Ban Thường vụ, cấp ủy... 

Nổi bật, kinh tế thành phố duy trì mức tăng trưởng cao; cơ cấu kinh tế phát triển và chuyển dịch theo hướng tích cực. Trong đó, nguồn vốn huy động năm 2023 đạt 28.109 tỷ đồng, tăng bình quân 8,3%/năm. Năm 2023 du lịch Chí Linh đón gần 1,4 triệu lượt khách, doanh thu đạt 375 tỷ đồng. Chí Linh hình thành một số khu công nghiệp và nhiều vùng chuyên canh, trang trại, gia trại quy mô tập trung lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao, với 41 sản phẩm OCOP... Chí Linh là địa phương cấp huyện đầu tiên của tỉnh lắp đặt Trung tâm Điều hành thông minh (IOC). Đến nay, đưa vào sử dụng hệ thống Trung tâm giám sát, điều hành; một số vị trí camera giám sát an ninh, giao thông; tổng đài trả lời tự động Callbot, máy chủ Cloud...

Đạt được những kết quả quan trọng bước đầu, Bí thư Thành uỷ Chí Linh Hoàng Quốc Thưởng chia sẻ nhân tố quyết định sự thành công trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế Chí Linh là xây dựng sự đoàn kết, thống nhất trong cả hệ thống chính trị, trước hết là sự đoàn kết thống nhất trong Thường trực, Ban Thường vụ, cấp ủy; Ban Thường vụ, Ban Chấp hành các tổ chức chính trị - xã hội, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị; phát huy dân chủ và sự đồng thuận trong toàn xã hội, gắn với giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong Đảng.

Chia sẻ thêm những kinh nghiệm, Bí thư Thành uỷ Chí Linh Hoàng Quốc Thưởng cho rằng, kết quả thực hiện là vận dụng linh hoạt, sáng tạo các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào điều kiện thực tiễn của địa phương; sự hợp tác, phối hợp khai thác tiềm năng, thế mạnh, thu hút nguồn lực và sự đồng thuận của nhân dân, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế địa phương. Xác định các mục tiêu tập trung, chọn lọc, phù hợp với khả năng nguồn lực thực tiễn của thành phố; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số tạo niềm tin cho doanh nghiệp và người dân. Đồng thời, xác định rõ các điểm nghẽn cản trở sự phát triển để khắc phục kịp thời; ứng phó nhanh, hiệu quả với các tình huống; linh hoạt, sáng tạo, lựa chọn những việc mới, việc khó và quyết liệt trong chỉ đạo điều hành.../.

Nhóm PV

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực