Thừa Thiên Huế chú trọng phát triển đảng viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thứ ba, 23/05/2023 15:33
0:00/ 0:00
Giọng nam
  • Giọng nam
(ĐCSVN) - Trong nửa nhiệm kỳ 2020 - 2025, toàn Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế đã kết nạp được 4.199 đảng viên, trong đó 315 đảng viên là người đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm 7,5%.

Ngày 23/5, tại huyện A Lưới, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị chuyên đề về công tác phát triển đảng viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.  

Tham dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế.

 Hội nghị chuyên đề về công tác phát triển đảng viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại Thừa Thiên Huế. 

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế khóa XVI, nhiệm kỳ 2020-2025; Chương trình hành động 17-CTr/TU, ngày 22/11/2022 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XIII) về tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn mới, kết quả đạt được về công tác phát triển đảng viên tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đến nay, Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế có 15 đảng bộ cấp trên cơ sở. Trong đó, có 141 tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn; 301 tổ chức cơ sở đảng cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp; 74 tổ chức cơ sở đảng lực lượng vũ trang; 38 tổ chức cơ sở đảng doanh nghiệp có vốn Nhà nước và 38 tổ chức cơ sở đảng doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước; 21 đảng bộ bộ phận trực thuộc đảng ủy cơ sở và 3.356 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, với 55.456 đảng viên (trong đó, đảng viên nữ là 22.197, chiếm 40%); 2.209 đảng viên là người đồng bào dân tộc thiểu số.

Xác định công tác phát triển đảng viên nói chung và công tác phát triển đảng viên vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên trong công tác xây dựng Đảng, thời gian qua, sau khi Trung ương ban hành các văn bản liên quan đến công tác phát triển đảng viên, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai quán triệt, phổ biến trong đội ngũ cán bộ chủ chốt; chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng hướng dẫn, triển khai đến tận các tổ chức đảng trực thuộc và trong toàn thể cán bộ, đảng viên; nghiên cứu ban hành, triển khai nhiều chủ trương, nghị quyết và các văn bản cụ thể để lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện đối với công tác phát triển đảng viên. Đồng thời, chỉ đạo ban thường vụ các huyện ủy, thị ủy, Thành ủy Huế và các đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy rà soát, sửa đổi bổ sung, cụ thể hóa thành các quy định, hướng dẫn về công tác phát triển đảng viên; tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn các cấp ủy, tổ chức đảng lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt, cụ thể hóa, tổ chức thực hiện tại địa phương, cơ quan, đơn vị.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã thường xuyên gắn kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện công tác phát triển đảng viên với các cuộc kiểm tra, giám sát về công tác xây dựng Đảng đối với các đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy. Đã ban hành các chương trình kiểm tra, giám sát toàn khóa và hàng năm của Tỉnh ủy; phân công nhiệm vụ cụ thể đối với các đồng chí Tỉnh ủy viên, ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy theo dõi địa bàn, lĩnh vực, chủ trì các đoàn kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các văn bản của Trung ương, của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác phát triển đảng viên; chỉ đạo các huyện ủy, thị ủy, Thành ủy Huế và các đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy đưa nội dung phát triển đảng viên vào chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát nhiệm kỳ và hàng năm.

Quang cảnh Hội nghị. 

Địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có trên 35 dân tộc thiểu số sinh sống, người dân tộc thiểu số được phân bố đông nhất chủ yếu ở 2 huyện miền núi Nam Đông, A Lưới và một số ít ở Phú Lộc, Phong Điền và Thị xã Hương Trà; với 05 thành phần dân tộc chính: Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu, Vân Kiều, Pa Hy.

Toàn vùng đồng bào dân tộc có 121.248 người/24.657 hộ, trong đó dân tộc thiểu số 55.091 người, chiếm 4,9% so với dân số toàn tỉnh, gồm: dân tộc Pa Cô: 21.309 người (chiếm 38,68%), Tà Ôi: 12.671 (chiếm 23%), Cơ Tu: 16.995 (chiếm 30,84%), Vân Kiều: 1.593 người (chiếm 2,89%), Pa Hy: 981 người (chiếm 1,78%), dân tộc Hoa: 222 người (chiếm 0,41%), và một số dân tộc khác (Mường, Thái, Thổ,...): 1.320 người (chiếm 2,4%).

Từ thực tế triển khai, quán triệt và tổ chức thực hiện, công tác phát triển đảng viên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã không ngừng được nâng lên cả về tiêu chuẩn, trình độ văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ. Trong nửa nhiệm kỳ 2020 - 2025, toàn Đảng bộ tỉnh đã kết nạp được 4.199 đảng viên, trong đó 315 đảng viên là người đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm 7,5%; 4 tháng đầu năm 2023 kết nạp được 363 đảng viên.

Độ tuổi đảng viên là người đồng bào dân tộc thiểu số mới được kết nạp: Người trẻ chiếm đa số, dưới 35 tuổi có 108/315 đảng viên, chiếm 34%; từ 30 đến 50 tuổi là 191/315 đảng viên, chiếm 60,7%; tỷ lệ đảng viên mới kết nạp là nữ chiếm 42% với 132/315 đảng viên.

Chất lượng đảng viên là người đồng bào dân tộc thiểu số mới được kết nạp đã được nâng lên: Trình độ trung học phổ thông: 280/315 đảng viên, chiếm 89%; trình độ chuyên môn: Đại học: 112/315 đảng viên chiếm 36%; trung cấp, cao đẳng: 50/315 đảng viên chiếm 16%; trình độ lý luận chính trị: 52/315 đảng viên có trình độ sơ cấp và trung cấp chiếm 16,5%.

Từ thực tiễn trong công tác phát triển Đảng trong đồng bào dân tộc thiểu số, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đánh giá cao những cố gắng, nỗ lực, kinh nghiệm hay, đồng thời đề nghị Ban tổ chức các cấp cần nắm rõ các mô hình hay để nghiên cứu, tham mưu cho cấp ủy các cấp triển khai công tác phát triển Đảng.

Phát triển Đảng tại các địa phương có đồng bào dân tộc thiểu số đông như A Lưới, Nam Đông sẽ góp phần phát triển số lượng đảng viên ở khu dân cư, Phó Bí Thư Thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế nhấn mạnh khi chia sẻ về công tác phát triển Đảng ở cơ sở.

Để công tác phát triển Đảng trong đồng bào dân số thiểu số đạt kết quả, theo Phó Bí thư Thường trực Phan Ngọc Thọ cần chú trọng thực hiện các giải pháp phát triển đảng viên cả về số lượng và chất lượng. Cụ thể như quan tâm đến việc tạo nguồn đảng viên, tìm nguồn, bồi dưỡng nguồn và phát triển nguồn kết nạp; quan tâm chỉ đạo phòng Giáo dục và Đào tạo các địa phương phối hợp với các đơn vị có liên quan vận động học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số theo học hết bậc trung học phổ thông, nhằm nâng cao trình độ học vấn, nhận thức để có cơ sở tạo nguồn phát triển đảng viên; tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng cho thế hệ thanh, thiếu niên hiểu được tầm quan trọng của Đảng; tạo cơ hội để họ được phấn đấu đứng trong hàng ngũ của Đảng; thông qua các hoạt động đoàn thể lựa chọn đoàn viên ưu tú…/.

Tin, ảnh: Hoàng Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực