Dưới áp lực của kim loại độc hại, các quá trình hoạt động của thực vật có thể bị gián đoạn, chẳng hạn như tổn hại đến màng tế bào do oxy hóa, mất cân bằng trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng thiết yếu, giảm hoạt động quang hợp và ức chế hình thái và sinh lý thực vật.
Hơn nữa, các kim loại nặng gây ra rủi ro không nhỏ đến sức khỏe con người. Thông qua quá trình tiếp xúc trực tiếp với đất bị ô nhiễm và qua việc ăn phải thức ăn từ đất bị ô nhiễm, con người sẽ hấp thụ 1 phần kim loại nặng vào trong cơ thể. Lâu dần, chúng có thể tác động trực tiếp đến hệ thần kinh, giảm phát triển trí não và ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hệ cơ quan khác
Đối với đất bị ô nhiễm kim loại nặng, việc xử lý ô nhiễm khá tốn kém và mục đích sử dụng đất phải thay đổi ít nhất là trong một thời gian nhất định. Trong trường hợp đất bị ô nhiễm kim loại nặng, người dân có thể:
- Đánh giá mức độ nhiễm kim loại nặng
Đánh giá mức độ ô nhiễm đất là bước quan trọng để xác định tình trạng đất và lựa chọn phương pháp phù hợp. Một số cách đánh giá mà bạn có thể tham khảo như:
Que test: Sử dụng que test là phương pháp kiểm tra nhanh, ít tốn kém và thuận tiện để sử dụng. Tuy nhiên, que test có 1 bất lợi là độ chính xác không cao nên người dùng cần test nhiều lần để đưa ra kết quả chính xác.
Kit test: Đo nhiều chỉ tiêu cùng lúc, kết quả chính xác hơn que test, giá thành tốt và thuận tiện kiểm tra hiện trường.
Phòng thí nghiệm: Phương pháp khá tốn kém và mất nhiều thời gian này sẽ phù hợp cho những ai muốn kiểm tra tổng quát và chính xác chất lượng đất.
- Xử lý sinh học
Việc sử dụng các loại cây hấp thụ kim loại nặng thường tốn nhiều thời gian và hiệu quả thấp. Tuy nhiên, nếu đất bị nhiễm kim loại nặng cấp độ nhẹ thì có thể sử dụng phương pháp trên khi trồng luân canh với cây trồng nông nghiệp. Một số loại cây trồng có thể sử dụng như: cây Trúc Đào, cây Liễu, cỏ Mần Trầu, cây Dương Sỉ,...
Các vi sinh vật như tảo, vi khuẩn và nấm được sử dụng trong quá trình này vì chúng lấy chất gây ô nhiễm làm nguồn thực phẩm. Mặc dù quá trình xử lý đất này là tự nhiên, bền vững và được ưa chuộng nhưng có thể mất vài tháng để thực hiện đầy đủ.
- Xử lý hóa học
Giải pháp này được tìm kiếm khi ô nhiễm đất xảy ra ở mức độ sâu bên dưới cấu trúc và có thể được sử dụng để xử lý nhiều loại chất ô nhiễm hữu cơ.
Vôi và than hoạt tính: Đây là cách làm phổ biến nhất. Vôi được thêm vào đất giúp tăng độ pH, xốp đất và làm giảm quá trình hấp thụ kim kim loại nặng đối với cây trồng. Than hoạt tính có khả năng hấp thụ kim loại nặng cao từ đất.
Chelate: Tạo phức kim loại nặng và ngăn chặn kết tủa bằng BDTA và EDTA.
Oxy hóa: Ozone và Hydrogen peroxide được sử dụng để phá vỡ các hợp chất hữu cơ khó phân hủy như BTEX và PCB
- Xử ký bằng nhiệt
Phương pháp xử lý nhiệt là phương pháp di chuyển các chất ô nhiễm trong đất bằng nhiệt. Trong quá trình này, một số chất gây ô nhiễm bị phá hủy, một số khác di chuyển từ đất tới một nơi khác.
Có một số phương pháp chính khác nhau để áp dụng lượng nhiệt này, bao gồm cung cấp dòng điện dưới lòng đất, bơm hơi nước xuống lòng đất được bơm qua các giếng khoan trong khu vực bị ô nhiễm và sử dụng lò sưởi đặt trong ống thép ngầm.
|
Tăng cường công tác phục hồi đất do kim loại nặng gây ra |
Đối với trường hợp ô nhiễm nhẹ hoặc mới bị lây nhiễm người ta có thể:
- Bón vôi: Đất chua (độ pH thấp) làm tăng tính di động của các kim loại trong đất. Bón thêm vôi cho đất sẽ giảm đáng kể sự giải phóng Cd và những kim loại nặng khác từ đất từ đó giảm mức hấp thu của cây trồng cũng như sinh vật.
- Bón thêm sét: Đối với đất cát để rắc thêm đất sét làm giảm việc hấp phụ kim loại bởi thực vật, đặc biệt nếu đất sét có tính kiềm.
- Cày sâu: Canh tác đất sâu hơn làm tăng sinh khối của đất. Ví dụ, cày bừa ở độ sâu 20 cm tốt hơn ở độ sâu 10 cm vì như vậy nồng độ của bất kỳ hóa chất độc hại nào cũng sẽ nhỏ đi vì lượng đất canh tác tăng lên.
- Tăng hàm lượng vật chất hữu cơ: Duy trì hoặc tăng hữu cơ sạch trong đất bằng cách trả lại tàn dư thực vật, bón thêm các phân chuồng truyền thống, vùi rơm rạ cũng có thể làm cho sự cố định kim loại nặng và hóa chất độc hại trong đất tốt hơn, hạn chế gây ô nhiễm phân tán.
Đối với những vùng sản xuất lớn, có tính thương mại cao, cần có những nghiên cứu toàn diện về kim loại nặng trong đất cả về tổng lượng lẫn mối quan hệ với các thành phần khác trong đất. Điều quan trọng cần lưu ý là các tiêu chuẩn an toàn nông sản ngày càng khắt khe, nên các thông tin về đất, bao gồm hóa học, vật lý và sinh học cần được theo dõi để đưa ra điều chỉnh kịp thời, từ đó quản lý bền vững và an toàn.
Sử dụng đất an toàn nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường lâu dài. Điều quan trọng cần lưu ý là an toàn sản phẩm nông nghiệp phải được đưa vào toàn bộ chuỗi sản xuất, chế biến, lưu thông và tiêu dùng vì ở bất kỳ giai đoạn nào cũng có khả năng bị phơi nhiễm./.