Trong quá trình sản xuất, vận hành máy móc, tiêu thụ nhiên liệu của các nhà máy, xí nghiệm. Việc thải ra môi trường một lượng lớn khí thải công nghiệp là điều không thể tránh khói. Liệu rằng, lượng khí thải từ các nhà máy này có gây hại cho môi trường cũng như con người, và đâu là những giải pháp có thể khắc phục tình trạng này một cách hiệu quả.
Các thành phần của khí thải có nhiều chất độc hại như CO2, CO3, SO2, lưu huỳnh, bụi bẩn,… Khí thải ra môi trường lượng lớn sẽ gây ra nhiều hậu quả kinh khủng và con người không thể lường trước.
Khí thải công nghiệp là gì?
Khí thải công nghiệp là những chất thải dạng khí và bụi được thải ra trong quá trình sản xuất tại các nhà máy, xưởng sản xuất công nghiệp hoặc dịch vụ công nghiệp. Thành phần chính của khí thải công nghiệp thường là các chất khí độc hại như CO2, CO, NOX, H2S và SOX… Hợp chất hóa học, bụi, khí độc hại và các hạt vi sinh vật có thể gây hại cho sức khỏe con người và gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên.
Khí thải công nghiệp phát sinh từ những nguồn nào?
Hầu hết các ngành công nghiệp đều phát sinh khí thải, tùy thuộc vào quá trình sản xuất và thành phần khí thải và mức độ xả khí thải cũng khác nhau. Trong đó, các ngành sản xuất sau đây là những ngành có mức độ khí thải lớn nhất, cụ thể:
Ngành nhiệt điện: theo báo cáo của Bộ Công Thương, nhiệt điện là một trong những ngành có lượng khí thải lớn nhất. Chỉ tính riêng các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc, mỗi năm tiêu thụ trung bình 1,5 tấn than, tạo ra 20.000 tấn SO2, 4 triệu tấn CO2, 8.000 tấn NOx và khoảng 5.000 tấn bụi.
Ngành hóa dầu: là một trong những ngành xả thải khí công nghiệp lớn chủ yếu là các loại khí CO2, NOx và H2S được xả ra trong quá trình tinh lọc dầu thô.
Ngành khai thác than: là ngành khai thác đặc thù, quá trình khai thác và chế biến than tạo ra lượng lớn bụi TSP, PM10 và các loại khí thải như CO, CO2, SO2.
Ngành luyện kim: trong các ngành công nghiệp nặng, ngành sản xuất thép có lượng khí thải rất lớn. Theo ước tính sơ bộ, trung bình quá trình sản xuất 1 tấn thép sẽ thải ra khoảng 10.000 m³ khí thải hỗn hợp và trên 100kg bụi ra ngoài không khí.
Ngành sản xuất gạch, gốm sứ: quá trình nung gạch, gốm, sứ trong các lò đốt thải ra rất nhiều các chất độc hại, trong đó nhiều nhất là CO2 và CO gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh.
Ngành sản xuất xi măng, phân bón: các ngành sản xuất sử dụng hóa chất cũng có lượng khí thải rất lớn, trong đó các loại khí thải chứa lưu huỳnh là nguyên nhân gây nên ô nhiễm không khí, mưa axit và ô nhiễm nguồn nước.
Hiện trạng nhà máy gây ô nhiễm không khí tại Việt Nam
Với sự phát triển kinh tế và công nghiệp mạnh mẽ, các nhà máy và xí nghiệp ở Việt Nam đang hoạt động ở mức độ không ngừng tăng, sản xuất ra một lượng lớn các sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Tuy nhiên, đi kèm với sự tăng trưởng của ngành công nghiệp là việc tạo ra một lượng khí thải từ các nhà máy không nhỏ, góp phần vào tình trạng không khí ô nhiễm và ô nhiễm môi trường nói chung.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong việc kiểm soát và giảm thiểu khí thải từ các nhà máy, nhưng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hiện nay, việc quản lý và xử lý khí thải vẫn là một thách thức lớn đối với Việt Nam. Để giải quyết vấn đề này, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa chính phủ, các doanh nghiệp và cộng đồng để áp dụng các biện pháp kiểm soát và giảm thiểu khí thải từ nhà máy một cách hiệu quả, nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe của cộng đồng.
Tác hại của khí thải công nghiệp
Gây ô nhiễm môi trường
Khí thải từ các hoạt động công nghiệp thường chứa các chất độc hại như hợp chất hóa học, khí CO2, khí metan, và bụi mịn. Khi được phát thải ra môi trường, các chất này có thể gây ra ô nhiễm không khí, nước và đất, làm suy giảm chất lượng môi trường sống.
Không khí từ môi trường bên ngoài và nguồn cung cấp oxy chỉnh để nuôi sống con người. Đồng thời để các loại động thực vật sinh trưởng và phát triển.
Nếu không khí bị ô nhiễm con người cũng hít phải sẽ gây nhiều bệnh tật. Động thực vật sẽ không thể sống và nơi sinh sống trú ẩn khác.
Làm biến đổi khí hậu
Khí thải từ nhà máy, đặc biệt là khí CO2 và khí metan, là những tác nhân chính trong việc gây ra tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu. Sự gia tăng liên tục của lượng khí thải này làm tăng nồng độ các khí nhà kính trong tầng khí quyển, góp phần vào hiện tượng ấm lên toàn cầu và biến đổi khí hậu. Khí hậu thay đổi làm cho những thiên tai lũ lụt, hạn hán,.. xảy ra. Làm cho của cải, kinh tế bị suy yếu. Đời sống con người giảm sút nặng nề.
Gây hại đến sức khỏe con người
Các chất độc hại trong khí thải từ nhà máy có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe cho con người, bao gồm các bệnh hô hấp như hen suyễn, viêm phổi, cũng như các bệnh tim mạch, ung thư và các vấn đề về hệ tiêu hóa. Sự tiếp xúc lâu dài với khí thải công nghiệp có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe con người. Khí thải sẽ khiến con người dễ mắc phải các mãn tính. Thậm chí còn ảnh hưởng đến tính mạng con người.
|
Khí thải từ các nhà máy công nghiệp gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người |
Tác động đến hệ sinh thái
Khí thải công nghiệp còn gây ra sự suy giảm đa dạng sinh học, phá vỡ cân bằng sinh thái và gián tiếp gây ra sự tuyệt chủng của một số loài động, thực vật và vi sinh vật. Điều này có thể gây ra những biến đổi không mong muốn trong các hệ sinh thái tự nhiên và ảnh hưởng đến sự tồn tại của các loài và môi trường sống.
Giải pháp nào xử lý khí thải từ các nhà máy công nghiệp
Việc xử lý khí thải từ các nhà máy hiện nay được tất cả mọi người quan tâm. Đồng thời cũng là những yếu tố bắt buộc của nhà nước trong sản xuất chế tạo.
Để xử lý khí thải thì có nhiều cách. Tuy nhiên lựa chọn sao cho phù hợp đem lại hiệu quả nhất bạn cần phải biết được những điều sau:
Thay thế hoàn toàn dây chuyền, máy móc và công nghệ sản xuất cũ đã lạc hậu bằng dây chuyền hiện đại có mức xả thải thấp hơn.
Sử dụng các phương pháp sản xuất mới áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới thân thiện hơn với môi trường.
Lắp đặt hệ thống xử lý khí thải đáp ứng các tiêu chuẩn được pháp luật hiện hành quy định, thường xuyên kiểm tra, đo lường và xử lý kịp thời các trường hợp rò rỉ khí độc và khí thải gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Thay thế nhiên liệu đốt truyền thống như xăng, dầu mazut, dầu diesel, than đá, bằng các nhiên liệu sạch và thân thiện hơn như CNG, LPG, LNG…
Khí thải từ các nhà máy công nghiệp đem lại nhiều hậu quả khôn lường. Vì vậy hãy bảo vệ môi trường sống của chúng ta bằng cách sử dụng các giải pháp xử lý hiệu quả từ ngay trong nhà máy./.