Rừng phòng hộ - Bảo vệ thiên nhiên và phát triển bền vững

Thứ hai, 14/08/2023 16:33
(ĐCSVN) - Rừng phòng hộ, một khái niệm đang dần thu hút sự quan tâm toàn cầu, đã trở thành chìa khóa quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và đảm bảo phát triển bền vững trong thời đại hiện nay. Trước tình hình biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường và mất mát đa dạng sinh học, việc tạo ra và phát triển các khu rừng phòng hộ đã trở thành một trong những giải pháp cấp bách để đối phó với các thách thức thiên nhiên.
Rừng phòng hộ  

Rừng phòng hộ là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hoá, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Có nhiều loại rừng phòng hộ (RPH) bao gồm: RPH đầu nguồn, RPH bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư, RHP biên giới, RPH chắn gió, chắn cát bay, RPH chắn sóng, lấn biển. Mỗi loại sẽ có chức năng khác nhau, được xây dựng vị trí khác nhau, để tạo ra một ưu điểm nhất định cho một vùng nhất định.

Một số rừng phòng hộ nổi bật ở Việt Nam như: Rừng Sơn Động (Bắc Giang); Vườn quốc gia Mũi Cà Mau; Khu rừng phòng hộ xung yếu và sản xuất Lâm ngư trường 184 (Cà Mau); Rừng phòng hộ ven biển Nhà Mát (Bạc Liêu), khu rừng ngập mặn ven biển tại huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định (chắn gió bão),… và cỏn rất nhiều rừng phòng hộ khác đang được triển khai ở vùng Tây Bắc và sớm hình thành trong thời gian sớm nhất.

Rừng phòng hộ ở miền Tây (Nguồn: baocamau) 

Rừng phòng hộ cung cấp môi trường sống tự nhiên cho nhiều loài thực vật và động vật duy trì chu trình sinh thái, đảm bảo sự cân bằng trong hệ sinh thái và bảo vệ các loài quý hiếm và nguy cấp. Ngoài ra, rừng phòng hộ như một bộ lọc tự nhiên cho nguồn nước giúp duy trì dòng chảy của sông và nguồn cung cấp cho con người và động vật. Hơn thế nữa, rừng phòng hộ hấp thụ carbon dioxide và giải phóng oxy vào môi trường. Điều này giúp giảm thiệu hiệu quả lượng khí nhà kính trong khí quyển và hỗ trợ trong việc kiểm soát hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu.

Bên cạnh đó rừng phòng hộ giữ chặt đất đai bằng cách cản trở xói mòn và phong hoá đất. Cây cối và rừng bao phủ giúp giữ đất đai ổn định, hạn chế hiện tượng sạt lở và đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho đất. Rừng phòng hộ không chỉ bảo vệ môi trường tự nhiên mà còn cung cấp nguồn lâm sản quan trọng. Các sản phẩm từ rừng như gỗ, trái cây, hạt, lá, cỏ.. đóng vai trò quan trong trong đời sống và kinh tế của con người. Yếu tố quan trọng không kém là cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương. Rừng cung cấp nguồn thực phẩm, nhiên liệu và các dịch vụ sinh thái quan trọng cho cuộc sống hàng ngày của người dân được cải thiện về mặt kinh tế.

Người dân đánh cá trong rừng phòng hộ (Nguồn: Internet) 

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, chức năng và nhiệm vụ mà rừng phòng hộ đem lại thì cũng phải đối mặt với những thách thức không nhỏ từ sự tàn phá do nhu cầu phát triển kinh tế và sự tác động của con người. Đặc biệt là sự mỏ rộng các dự án hạ tầng, như xây dựng đường cao tốc, dự án thuỷ điển và đô thị hoá đã làm suy yếu diện tích rừng phòng hộ và gây ra tác động tiêu cực đến hệ sinh thái tự nhiên. Ngoài ra, sự tác động của con người như khai thác gỗ trái phép, đốt cháy rừng, và sự dụng hoá chất độc hại gây ra tổn hại đáng kể đến hệ sinh thái của rừng phòng hộ. Việc không kiểm soát được những hoạt đọng này có thể dẫn đến sự suy giảm nhanh chóng của rừng, gây mất môi trường sống và tác động xấu đến cuộc sống của các cộng đồng dân cư lân cận.

Chính vì thế cần phải bảo vệ rừng phòng hộ coi đấy là một vấn đề quan trọng để duy trì cân bằng sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học, và giữ gìn nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá. Cần phải quy hoạch khu vực rừng phòng hộ phải dựa trên những nghiên cứu khoa học về đa dạng sinh học và môi trường, và được thực thi nghiêm ngặt để ngăn cản việc khai thác trái phép và phá huy rừng. Không những thế còn phải xây dựng và cải thiện hệ thống quản lý rừng chặt chẽ và hiệu quả, thành lập những đoàn thể quản lí rừng, đào tạo và nâng cao nhận thức cho cộng đồng và nhân viên liên quan đến bảo vệ rừng. Xác định công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, địa phương. Các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể nhân dân cần coi đây là nhiệm vụ chính trị thường xuyên.

 Trồng cây, gây rừng bảo vệ bền vững rừng phòng hộ ( Nguồn: Internet)

Nhà nước sẽ áp dụng những chích sách và pháp luật nghiêm ngặt để kiểm soát khai thác rừng và đảm bảo rằng nó được thực hiện một cách bền vững và có tính hợp tác chặt chẽ để đảm bảo số lượng cây cối được chặt hạ không vượt quá khả năng tái tạo và đảm bảo rừng không bị suy thoái. Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng. Kiện toàn, củng cố, tổ chức, bộ máy quản lý Nhà nước, làm rõ chức năng, nhiệm vụ của các ngành, các cấp từ Trung ương tới cơ sở về lâm nghiệp; xây dựng lực lượng kiểm lâm đủ mạnh để thực thi hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Tạo cơ hội kinh tế cho cộng đồng thông qua việc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ có nguồn gốc từ rừng phòng hộ. Đưa ra các chương trình hỗ trợ tài chính và kỹ thuật để giúp cộng đồng thực hiện các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ. Điều này nói lên việc cung cấp vốn đầu tư và đạo tạo về kỹ thuật quản lý rừng và cung cấp các công nghệ tiên tiến để tối ưu hoá việc sử dụng tài nguyên rừng. Đưa ra các mô hình thành công trong bảo vệ và phát triển kinh tế rừng phòng hộ để nhân rộng quy mô và áp dụng ở các khu vực khác. Đẩy mạnh việc hợp tác, hội nhập quốc tế về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; thực hiện có trách nhiệm các cam kết quốc tế phù hợp với lợi ích quốc gia và thống lệ quốc tế.

Nghĩa Lê

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực