Tỉnh Yên Bái chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu

Thứ ba, 21/05/2024 15:04
(ĐCSVN) - Thời gian qua, nhằm chủ động ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng diễn ra phức tạp và khó dự đoán, tỉnh Yên Bái đã ban hành kế hoạch triển khai nhiều hoạt động, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và nhân dân.

Các sở, ban, ngành, địa phương đã xây dựng đề án; triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, lồng ghép đánh giá tác động của biến đổi khí hậu. Đồng thời, thường xuyên đổi mới nội dung, đa dạng hình thức phổ biến, tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia các hoạt động hưởng ứng Ngày môi trường thế giới 5/6; Tuần lễ quốc gia vệ sinh môi trường và nước sạch nông thôn; Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn; Tuần lễ quốc gia phòng chống thiên tai; Ngày khí tượng thế giới...

Phát huy vai trò, trách nhiệm trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, ngành nông nghiệp nỗ lực thay đổi tư duy sản xuất, từ làm theo kinh nghiệm, thuận theo tự nhiên, sang áp dụng khoa học kỹ thuật. Đến nay, tỉnh Yên Bái đề ra kế hoạch cụ thể về phát triển rừng, trong đó tập trung vào trồng rừng gỗ lớn. Tỉnh đã xây dựng Đề án phát triển rừng gỗ lớn giai đoạn 2021 - 2025, với mục tiêu trồng mới 10.000ha rừng gỗ lớn. Để thực hiện đề án đó, toàn tỉnh đã và đang tích cực phát triển trồng rừng gỗ lớn. Trong đó, Hội Nông dân tỉnh Yên Bái đã phối hợp với Ban Quản lý Chương trình Hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ đã triển khai được 7 mô hình trồng cây gỗ lớn có giá trị.

Ngoài ra, tỉnh tập trung chủ yếu như các xã Phú Thịnh, Thịnh Hưng và Tân Nguyên của huyện Yên Bình; xã Đào Thịnh, Hưng Thịnh của huyện Trấn Yên; xã Khánh Thiện của huyện Lục Yên. Ngoài ra, có 22 hộ tham gia Dự án Trung tâm Nông nghiệp hữu cơ do Trường Đại học Lâm nghiệp hỗ trợ; có 7 tổ hợp tác, hợp tác xã được trao hỗ trợ xây dựng Quỹ tín dụng xanh tại xã Tân Nguyên, xã Thịnh Hưng của huyện Yên Bình và xã Đào Thịnh, xã Tân Đồng của huyện Trấn Yên với tổng kinh phí hỗ trợ 95 triệu đồng.

Cán bộ Kiểm lâm tích cực đi kiểm tra rừng  

Tỉnh Yên Bái đặt mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ che phủ rừng đạt 65%, sản lượng gỗ rừng trồng khai thác hàng năm đạt trên 500 ngàn m3; hình thành vùng trồng rừng gỗ lớn với diện tích trên 40.000ha; đưa tỷ lệ gỗ xẻ từ 25% - 30% hiện nay lên trên 60% vào năm 2025; phấn đấu đưa tỉnh Yên Bái trở thành trung tâm sản xuất lâm nghiệp công nghệ cao ở khu vực miền núi phía Bắc vào năm 2025.

Đồng thời, tăng cường công tác quản lý giống cây trồng lâm nghiệp; duy trì hoạt động các vườn ươm hiện có để chủ động về nguồn cây giống. Chuyển hóa rừng kinh doanh gỗ nhỏ sang gỗ lớn theo hướng thâm canh; quan tâm tới các loài cây thảo dược, cây bản địa đa mục đích như: Lim xanh, Sến mật, Trám, Giổi xanh; các loài cây trồng có năng suất cao như: Keo, Bạch đàn…với mục tiêu nâng cao chất lượng rừng, tăng tính đa dạng sinh học, nâng cao tính ổn định, khả năng phòng hộ của rừng và chuyển dịch từ những cây ngắn ngày giá trị thấp sang những cây có giá trị kinh tế cao. Khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế đầu tư phát triển rừng, thúc đẩy các hình thức liên doanh liên kết và thành lập các hợp tác xã lâm nghiệp.

Bên cạnh đó, ngành Tài nguyên và Môi trường đã tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường. Từ năm 2023 đến nay, đã tổ chức kiểm tra các cơ sở, phát hiện những tồn tại, hạn chế và các sai phạm, kiến nghị và xử lý kịp thời, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực môi trường. Tích cực phòng ngừa, kiểm soát các dự án, công trình có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ngay từ giai đoạn thẩm định các thủ tục hành chính về môi trường; quản lý chất thải nguy hại; xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, giải quyết tình trạng ô nhiễm nguồn nước.

Np

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực