|
Thông tin đăng chưa đúng sự thật trên nhiều trang web khiến các bậc phụ huynh lo lắng hoang mang. (Ảnh: KL) |
Chứng chỉ Cambridge English là gì?
Trường Đại học Cambridge là một trường đại học lớn của Vương quốc Anh. Các chứng chỉ của trường đại học này hiện có giá trị toàn cầu. Hiện nay, trên thế giới có 2.800 trung tâm khảo thí và hơn 52.000 kênh vệ tinh được đăng ký với Đại học Cambridge. Riêng chứng chỉ Cambridge về tiếng Anh bên cạnh việc có giá trị toàn cầu, còn có thời hạn vĩnh viễn. Cambridge YLE bao gồm các cấp độ: Starters, Movers hay Flyers, cao hơn là Cambridge KET, PET, FCE…. Theo bách khoa toàn thư (Wikipedia) hằng năm trên thế giới có hơn 5 triệu người tham gia kỳ thi chứng chỉ Quốc Tế Cambridge đến từ nhiều quốc gia khác nhau bao gồm cả Việt Nam.
Vừa qua vào cuối tháng 10 năm 2019, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã có buổi tiếp ông Ed Vaizey - Đặc phái viên thương mại của Thủ tướng Anh đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Tại đây, hai bên đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giáo dục giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Liên hiệp Vương quốc Anh.
Vì sao các bậc phụ huynh lại mong muốn cho con mình sỡ hữu chứng chỉ quốc tế Cambridge?
Hiện nay, học sinh cấp 1 sở hữu chứng chỉ này là cơ hội quan trọng để thi vào các trường chuyên, trường quốc tế... Chính vì thế, chứng chỉ tiếng Anh quốc tế Cambridge được coi là “ Chứng chỉ vàng”, cơ hội để các em thử sức với 4 kỹ năng: Nghe, nói, đọc viết, nhất là kỹ năng giao tiếp tự tin cùng giáo viên nước ngoài. Đặc biệt các chứng chỉ của Đại học Cambridge đều có giá trị vĩnh viễn, tạo điều kiện cho thí sinh có thể sử dụng bất cứ thời điểm nào kể từ ngày nhận chứng chỉ.
Thực tế ở Việt Nam áp dụng chứng chỉ này vào giáo dục như thế nào?
Hiện nay có rất nhiều trường yêu cầu chứng chỉ quốc tế Cambridge (Starters, Movers, Flyers) là điều kiện cần và đủ xét vào cấp 2, nhưng không phải là bắt buộc hoàn toàn tất cả các trường cấp 2 trên toàn quốc, chỉ có những trường chuyên ngữ và trường quốc tế mà trong điều kiện xét tuyển của trường đó có yêu cầu chứng Cambridge này.
Hầu hết trong số đó đều yêu cầu học sinh phải có ít nhất một trong các yếu tố sau mới được xét vào lớp tăng cường: Sở hữu chứng chỉ tiếng Anh Starters, Movers, Flyers; hoặc có bằng TOEFL Primary Step. Theo đó, hết lớp 2, trẻ phải có chứng chỉ Starters, xong lớp 4 phải có chứng chỉ Movers, xong lớp 5 phải có bằng Flyers thì năm tiếp theo mới được học lớp tiếng Anh tăng cường.
Những quy định này có lẽ không còn mới mẻ với các bậc phụ huynh có con tiểu học, nhưng không phải ai cũng lưu tâm lên kế hoạch ôn thi cho kịp thời hạn. Nhiều người đợi đến gần hạn chót mới lo lắng tìm lớp ôn thi cho con, để rồi khi con có chứng chỉ thì đã quá hạn nộp hồ sơ. Ngay cả khi đã biết về những thông tin này, nhiều phụ huynh vẫn chủ quan không cho con mình học từ đầu.
Cô giáo Thu Hiền, khối trưởng khối tiếng Anh của một trường tiểu học tư thục tại Hà Nội cho biết: “Nhà trường đã chủ động cập nhật đưa giáo trình (starters, movers, anh flyers) vào chương trình giảng dạy nhằm mục đích nâng cao cho học sinh khối cấp 1. Áp dụng chương trình 1 năm để hỗ trợ học sinh có nền tảng tham gia các cuộc thi Cambridge English. Tuy nhiên, đánh giá về mặt sơ bộ thì giáo trình độ tuổi khối lớp 1 khá khó so với độ tuổi các con (theo đúng lộ trình cho các bé từ 6-8 tuổi). Vì thế, sau kỳ 1 của lớp 1 mới bắt đầu đưa các con vào học quyển 1. Trong quá trình học tập, các con tiếp nhận giáo trình mới rất thoải mái và theo được chương trình học, không gây áp lực cho các con và phụ huynh”.
Hiện tại, Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa có văn bản thông báo hoặc quyết định chính thức về việc bắt buộc sử dụng chứng chỉ Cambridge trong việc tuyển sinh vào trung học cơ sở trên toàn quốc. Vì thế, phụ huynh nếu định hướng cho con mình vào các trường có yêu cầu chứng chỉ này cần tìm hiểu rõ và cho các con theo học từ đầu, giúp có nền tảng kiến thức vững chắc phát triển toàn diện./.
Tuệ An.