Phát huy tối đa vai trò của báo chí trong tuyên truyền hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp

Thứ năm, 14/03/2024 21:00
0:00/ 0:00
Giọng nam
  • Giọng nam
(ĐCSVN) - Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh đề nghị các cơ quan báo chí phát huy trách nhiệm; thực hiện tốt quy định về công tác báo chí, quy chế mạng xã hội, góp phần xây dựng nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại.

Sáng 14/03, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Sơ kết Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch số 156-KH/BTGTW ngày 14/6/2022 của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý chấn chỉnh hoạt động báo, tạp chí, trang thông tin điện tử, mạng xã hội trong thời gian hiện nay và triển khai Kế hoạch công tác truyền thông về hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp năm 2024.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh và Chánh Văn phòng Bộ Đỗ Xuân Quý đồng chủ trì Hội nghị.

Tổ chức các hoạt động thông tin, truyền thông bài bản, có trọng tâm, trọng điểm

Báo cáo tại Hội nghị, đồng chí Lê Thu Anh, Phó Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp cho biết, ngay sau khi Kế hoạch số 156-KH/BTGTW được ban hành, Bộ Tư pháp đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch trên, trong đó cụ thể hoá các nhiệm vụ trọng tâm đã được đề ra theo Kế hoạch, tạo cơ sở để Bộ Tư pháp tăng cường công tác quản lý đối với cơ quan báo chí, tạp chí chuyên ngành, Cổng Thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử, mạng xã hội và trang thông tin vận hành trên nền tảng mạng xã hội.

Bên cạnh đó, Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ cũng thường xuyên chỉ đạo các cơ quan báo chí thuộc Bộ, các đơn vị thuộc Bộ trực tiếp phụ trách, quản lý vận hành Cổng Thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử, mạng xã hội, trang thông tin vận hành trên nền tảng mạng xã hội tăng cường công tác quán triệt, thông tin, tuyên truyền việc triển khai thực hiện Chương trình đến toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động của đơn vị thông qua sinh hoạt Chi bộ hoặc giao ban công tác; rà soát các nhiệm vụ được giao tại Chương trình để đưa vào chương trình, kế hoạch công tác năm của đơn vị.

 Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: TH.

Trong công tác quản lý hoạt động báo chí, truyền thông, hằng năm Bộ Tư pháp đều ban hành Kế hoạch truyền thông về hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp; từ đó tổ chức các hoạt động thông tin, truyền thông một cách bài bản, có trọng tâm, trọng điểm, tạo được hiệu ứng truyền thông, được dư luận đánh giá cao.

Căn cứ Kế hoạch truyền thông về hoạt động Bộ, ngành Tư pháp, các đơn vị đã chủ động ban hành Kế hoạch truyền thông của đơn vị mình, tích cực phối hợp với các cơ quan báo chí thuộc Bộ và các cơ quan, đơn vị thông tấn báo chí khác cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, chính sách, pháp luật, các lĩnh vực quản lý nhà nước, kết quả thực hiện nhiệm vụ của Bộ, ngành Tư pháp trên Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử thành phần, Trang thông tin vận hành trên nền tảng mạng xã hội nhằm tạo sự đồng thuận của xã hội đối với các vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, ngành, góp phần lan tỏa sâu rộng những kết quả đạt được trên các lĩnh vực của Bộ, ngành tới đời sống xã hội.

Mặt khác, các đơn vị chức năng của Bộ Tư pháp đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất hoạt động của cơ quan báo chí; tiếp nhận và tăng cường việc tham mưu, giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật.

Tại Hội nghị, các đại biểu cũng được nghe đồng chí Lê Thu Anh tóm tắt một số nội dung trọng tâm của Kế hoạch công tác truyền thông về hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp năm 2024 như: Kết quả, tình hình tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới; triển khai nội dung mới, quan trọng của Luật Đất đai 2024 liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tư pháp; các chính sách, quy định mới, quan trọng của các dự án do Bộ Tư pháp chủ trì hoặc dự thảo đề nghị;…

Phát biểu tại Hội nghị, các ý kiến cơ bản nhất trí với nội dung của báo cáo, đồng thời nhấn mạnh sự quan trọng, cần thiết của Kế hoạch số 156-KH/BTGTW trong chấn chỉnh hoạt động hoạt động báo, tạp chí, trang thông tin điện tử, mạng xã hội. Đồng thời, kiến nghị Ban Tuyên giáo Trung ương tiếp tục quan tâm, chỉ đạo, định hướng thông tin nhanh chóng, kịp thời, phù hợp, hiệu quả, nhất là những vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy cảm cần được dự báo, phát hiện, xử lý nhanh, hạn chế tối đa tác động và ảnh hưởng tiêu cực; các đơn vị của Bộ Tư pháp chủ động cung cấp thông tin nắm bắt và phản hồi đối với những vấn đề “nóng” được xã hội quan tâm; tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp với các cơ quan báo chí…

Chủ động, tích cực truyền thông những chính sách nhận được sự quan tâm của xã hội

Kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh nhấn mạnh hoạt động báo chí, truyền thông, thông tin trên mạng xã hội là hoạt động đặc thù, nhạy cảm, có tác động lớn đến xã hội. Vì vậy, để phát huy được vai trò của báo chí, truyền thông trong tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; thông tin kịp thời, đầy đủ về hoạt động của Bộ, ngành, Thứ trưởng đề nghị các đơn vị tiếp tục tham mưu cho Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ thực hiện tốt trách nhiệm của cơ quan chủ quản báo chí, Cổng Thông tin điện tử; tạo nguồn lực thực hiện tốt Kế hoạch số 156-KH/BTGTW và Chương trình hành động của Bộ.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh  phát biểu kết luận Hội nghị. Ảnh: TH.

Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí, các đơn vị tham gia công tác truyền thông cần phát huy trách nhiệm của mình; tuân thủ, thực hiện tốt chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin và Truyền thông; đặc biệt là Báo Pháp luật Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, 2 Tạp chí chuyên ngành thuộc Trường Đại học Luật Hà Nội và Học viện Tư pháp phải là “chỗ dựa” chuyên môn của các cơ quan báo chí Trung ương, địa phương khi thông tin về hoạt động tư pháp và pháp luật; tổ chức diễn đàn, toạ đàm làm sâu sắc với các vấn đề được dư luận quan tâm như thi hành án, cải cách hành chính, hộ tịch, chuyển đổi số,.... Đồng thời, nâng cao và phát huy tính tự giác, gương mẫu, thực hiện tốt quy định về công tác báo chí, quy chế mạng xã hội, góp phần xây dựng nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cũng lưu ý, các cơ quan báo chí cần, tích cực, chủ động trong việc đưa tin bài, đặc biệt là Báo Pháp luật Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, 2 Tạp chí chuyên ngành thuộc Trường Đại học Luật Hà Nội và Học viện Tư pháp phải là “chỗ dựa” chuyên môn của các cơ quan báo chí Trung ương, địa phương khi thông tin về hoạt động tư pháp và pháp luật; tổ chức diễn đàn, toạ đàm làm sâu sắc với các vấn đề được dư luận quan tâm như thi hành án, cải cách hành chính, hộ tịch, chuyển đổi số,...

Thứ trưởng yêu cầu các đơn vị quản lý nhà nước, đơn vị chủ trì dự án, dự thảo phải chủ động trong công tác truyền thông những chính sách nhận được sự quan tâm, tạo sự đồng thuận trong hệ thống chính trị và toàn xã hội; chủ động xây dựng nội dung truyền thông, cung cấp kịp thời cho cơ quan báo chí…/.

Vy Anh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực