Những vấn đề đặt ra
Lướt nhanh qua bản đồ ma trận về “bản chất lịch sử phát triển kinh tế cơ bản” (xem Hình 1 đính kèm dưới đây), sự chiếm dụng tài nguyên thiên nhiên, huy hoại và làm suy thoái môi trường, đồng thời chiếm dụng nhân công giá rẻ ở các nước đang và kém phát triển, vẫn tiếp tục xảy ra, ngày một trầm trọng. Mục đích cuối cùng là nhằm đáp ứng nhu cầu kép cho sự phát triển kinh tế định lượng thuần túy (tuyến tính) và Nền tảng kinh tế mới nổi, kinh tế kỹ thuật số. Dẫn đầu các nhu cầu này là các nước phát triển, vẫn không có sự thay đổi tích cực, đã mang đến một số rủi ro cho các nước đang và kém phát triển, đồng thời toàn cầu hóa tiêu cực cho sự phát triển kinh tế thiếu ổn định với các hội chứng tâm lý mang hiện tượng VUCA: Volatility (Biến động), Uncertainty (Bất định), Complexity (Phức tạp) và Ambiguity (Mơ hồ) như:
- Mất cân bằng các hệ sinh thái. Việc khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách không bền vững, tuyến tính, đã và đang gây ra sự mất cân bằng trong hệ sinh thái. Việc tiếp tục khai thác dầu mỏ, dầu đá phiến, đất hiếm, khoáng sản, phá và cháy rừng đã và đang làm ô nhiễm môi trường, làm suy giảm đa dạng hệ sinh học, gây nguy hiểm đến sự sống và tác động trực tiếp đến môi trường tự nhiên, biến đổi khí hậu.
- Tác động xã hội: chiếm dụng tài nguyên thiên nhiên và khai thác khoán sản, rừng tự nhiên đã gây ra những tác động xã hội tiêu cực cho cộng đồng địa phương. Việc di dời dân cư, mất mát nguồn sống, nguồn sinh kế truyền thống, và xâm phạm vào quyền sở hữu đất đai đã và đang gây ra sự bất bình và xung đột trong cộng đồng.
- Thay đổi và biến đổi khí hậu: những hệ lụy của sự phát triển thiếu cân bằng và mang tính hủy diệt trên đã góp phần vào sự gia tăng tính cực đoan của biến đổi khí hậu. Ví dụ, khai thác và sử dụng hóa chất gây ô nhiễm, khai thác than đá, dầu mỏ, dầu đá phiến đều gây ra lượng khí thải carbon lớn, làm tăng nhiệt độ và biến đổi khí hậu toàn cầu ngày một trầm trọng.
- Cạn kiệt tài nguyên (resource depletion): sự chiếm dụng tài nguyên thiên nhiên không bền vững, như đã mô tả trên, còn có thể dẫn đến hiện tượng "ung thư tài nguyên" trong đó các nguồn tài nguyên quý hiếm, nguồn nước, nguồn năng lượng hóa thạch bị khai thác triệt để và sự phụ thuộc vào chúng không thể bền vững. Đặc biệt là trong kỷ nguyên phát triển công nghiệp công nghệ kỹ thuật số đang bùng nổ theo cấp số mũ. Hạ tầng cơ sở Dữ liệu lớn phục vụ cho điện toán đám mây (cloud computing), phát triển chip bán dẫn cho thế hệ “Trí tuệ nhân tạo – AI”, công nghệ lượng tử đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Các điều này có thể tạo ra sự phát triển không ổn định cho nền Kinh tế Xanh và đe dọa sự phát triển bền vững của các quốc gia đang và kém phát triển nói riêng và phát triển nói chung.
Một minh chứng điển hình: “Năng lượng bẩn thúc đẩy cơn sốt vàng dữ liệu của Amazon. Bắc Virginia đang vật lộn với những tác động môi trường của đế chế trung tâm dữ liệu đang bùng nổ.”, bài viết trên tạp chí The Nation, Magazine, Environment / February 22, 2024. Trong đó có mô tả: “Nhu cầu năng lượng của đế chế dữ liệu này rất lớn. Công suất điện mà các trung tâm dữ liệu trong khu vực sử dụng là gần 2,7 GW vào năm 2022, nhiều hơn toàn bộ lưới điện của tiểu bang Seattle. Một cuộc điều tra gần đây của Business Insider cho thấy kế hoạch mở rộng trong khu vực của Amazon có thể nâng mức sử dụng riêng của công ty lên ít nhất 2,7 GW. Các nhóm môi trường địa phương ước tính rằng tổng nhu cầu công suất cho các trung tâm dữ liệu đã được phê duyệt nhưng chưa xây dựng lên tới 23,4 GW, tương đương với 5,8 triệu ngôi nhà (nhiều hơn tổng số hộ gia đình trong bang). Dựa trên dự báo của nhà điều hành năng lượng khu vực PJM, điều đó sẽ góp phần tăng gấp đôi nhu cầu năng lượng cao điểm của khu vực vào năm 2040 và sẽ cần một mạng lưới quốc gia có công suất tương đương với lưới điện của Pháp”. Điều này chứng minh rằng một lượng khí thải CO2, tương đương với công xuất sử dụng điện, cần được bù trừ bằng tín chỉ Carbon của nhiều khu rừng nào đó trên thế giới. Ngoài ra, “Phần lớn năng lượng được sử dụng bởi các trung tâm dữ liệu được dành riêng cho các máy điều hòa không khí cỡ lớn cần một lượng nước khổng lồ. Theo Venkatesh Uddameri của Đại học Texas Tech, một trung tâm dữ liệu tiêu thụ tới 3 đến 5 triệu gallon nước mỗi ngày, tương đương với mức tiêu thụ hàng năm của một thành phố nhỏ. Bolthouse cho biết không có một quy trình mạnh mẽ nào để theo dõi tác động tích lũy của việc rút nước ở các trung tâm dữ liệu. “Điều đó có lẽ liên quan đến Fredericksburg, nằm ở hạ lưu [từ các cơ sở trung tâm dữ liệu được đề xuất]. Không ai hỏi họ về việc kéo nhiều nước về đến vậy.”.
Do đó, quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững là bắt buộc để giảm thiểu các rủi ro và đảm bảo sự phát triển bền vững. Các nước đang phát triển, trong đó có Việt nam, có vai trò quan trọng trong sự nhận thức độc lập về bảo vệ hệ sinh thái Kinh tế Xanh và kinh tế tuần hoàn, lồng ghép và đan xen kinh tế chia sẻ và kinh tế kỹ thuật số của chính quốc gia mình và đối với thế giới từ nhiều khía cạnh:
- Bảo vệ “Tài nguyên thiên nhiên, quí hiếm”. Các nước đang phát triển thường có các nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng như rừng, nước, khoáng sản quí hiếm, và nguồn năng lượng tái tạo thiên nhiên. Quản lý phát triển bền vững và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên này là giải pháp tổng hợp, đồng bộ và bao trùm giữa cá tổ chức và cộng đồng xã hội nhằm đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế xanh, tuần hoàn, chia sẻ và kinh tế số hay còn gọi là Kinh tế Hội tụ - Kinh tế Net-Zero. Một khái niệm Mô hình Kinh Tế mới của tác giả bài viết này, (xem Hình 2).
- Đẩy mạnh nhu cầu phát triển kinh tế hạ tầng: Các nước đang phát triển đang trải qua quá trình tăng trưởng kinh tế và phát triển hệ sinh thái hạ tầng như: đường xá, cảng sông-biển, hàng không, công nghệ, vân vân. Việc đưa ra quyết định chiến lược tổng hợp-liên kết và bền vững trong việc đầu tư các nền tảng hạ tầng này, đồng thời xây dựng các ngành công nghiệp và cơ sở hạ tầng mới áp dụng phương pháp luận kinh tế hội tụ (tiết kiệm và chống lãng phí) là giải pháp tổng hợp giúp tạo ra mô hình tăng trưởng kinh tế bền vững với các mô hình kinh tế hợp tác: xã, huyện, quận – mô hình kinh tế hội tụ.
- Chủ động tham gia hội nhập quốc tế với quyền lợi và trách nhiệm bù đắp giữa các nước phát triển và đang phát triển. Chủ động đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia các diễn đàn quốc tế và hợp tác với các nước phát triển khác có trách nhiệm thực thi nhiệm vụ bình đẳng quốc tế. Việc chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi từ nhau và thiết lập mối quan hệ đối tác quốc tế, có trách nhiêm, song và đa phương với phương châm đôi bên cùng có lợi (không phát triển bằng mọi giá). Sự độc lập về các nguyên tác cơ bản này là nền tảng thúc đẩy sự phát triển bền vững và tăng trưởng kinh tế hội tụ: xanh, tuần hoàn, chia sẻ và số.
- Đổi mới và ứng dụng công nghệ (Innovation and Apply Technology) phù hợp. Các nước đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam, đang có đủ nguồn nhân lực năng động, dồi dào và sáng tạo với các giải pháp mang tính chuyển đổi và kiến tạo đột phá cho các phương pháp luận phát triển kinh tế bền vững bằng các mũi nhọn kinh tế sở trường như: nông nghiệp, thủy-lâm nghiệp, du lịch, ẩm thực và hệ giá trị văn hóa địa phương phong phú. Song song, có thể đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ứng dụng công nghệ và chia sẻ kiến thức cho công nghệ xanh, tuần hoàn và ứng dụng các công nghệ này để phát huy hiệu quả cho các ngành mũi nhọn trên. Các biện pháp tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo, ứng dụng công nghệ xanh và công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo có thể giúp tăng cường quản lý hiệu quả sử dụng tài nguyên và giảm tác động môi trường và xáo trộn an sinh xã hội.
|
|
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế xanh và bền vững, các nước đang phát triển phải đối mặt với nhiều thách thức về tổng nguồn lực hiện có: nhân lực và vật lực. Các nước đang phát triển cần được sự đồng hành của các tổ chức Quốc tế và trách nhiệm của các nước phát triển. Thông điệp này cần lập đi, lập lại trách nhiệm cam kết hỗ trợ và đầu tư từ phía các quốc gia phát triển và tổ chức quốc tế là cần thiết và đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng hệ sinh thái tăng trưởng kinh tế xanh toàn cầu nói chung và cho từng quốc gia đang phát triển nói riêng.
Nhận thức của các bên liên quan về ý nghĩa và lợi ích của sự phát triển bền vững này, kinh tế xanh, là xu thế cần thiết và không còn sự lựa chọn. Cần tăng cường đào tạo và giáo dục, tạo động lực để từng cá nhân, doanh nghiệp và các cơ quan chính phủ hiểu rõ bản chất về cách thức hoạt động và tiềm năng của hệ kinh tế tuần hoàn và xanh. Chính sách, luật pháp và cơ chế Quốc tế cần xây dựng và thực thi đồng bộ, bao trùm nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xanh và tuần hoàn bình đẳng; bao gồm các cơ chế khuyến khích, ưu đãi thuế và quy định rõ ràng về quản lý tài nguyên, quản lý chất thải và tái chế trên toàn lãnh thổ và bình đẳng trách nhiệm.
Tạo động lực kinh tế khuyến khích doanh nghiệp tham gia phát triển kinh tế tuần hoàn, cần xây dựng cơ chế và chính sách kinh tế hỗ trợ tài chính hoàn lại và không hoàn lại, chia sẻ và chuyển giao công nghệ. Điều này có thể bao gồm ưu đãi thuế, quỹ hỗ trợ tài chính và thị trường tiêu thụ cho sản phẩm tái chế sử dụng nguồn năng lượng tái tạo xuyên quốc gia, minh bạch và bình đẳng hóa. Tăng cường hợp tác song và đa phương với cơ chế hưởng lợi từ việc hợp tác với các tổ chức quốc tế và các nước phát triển có kinh nghiệm trong phát triển Kinh tế Xanh, tuần hoàn và năng lượng tái tạo. Hợp tác này có thể mang lại kiến thức, công nghệ và nguồn đầu tư cần thiết.
Bên cạnh đó, quá trình phát triển kinh tế xanh cũng được thúc đẩy bởi sự phát triển nhanh chóng dựa trên nền tảng công nghệ số và trí tuệ nhân tạo của các nước phát triển. Sự hỗ trợ và chuyển giao công nghệ, số hóa dữ liệu lớn làm cơ sở nền tảng cho sự chuyển đổi các mô hình kinh tế định lượng truyền thống sang kinh tế hội tụ, và đó là bản chất của chuyển đổi số. Mở ra những cơ hội mới để quản lý tài nguyên một cách thông minh, hiệu quả và bền vững hơn trong giai đoạn phát triển nóng. Ví dụ nền tảng quản lý tài sản số (metaDAP), quản lý tài sản số thông qua công nghệ blockchain có thể tăng cường tính minh bạch và đảm bảo truy xuất nguồn gốc của các sản phẩm tái chế xuyên quốc gia, trong khi trí tuệ nhân tạo và học máy có thể giúp tối ưu hóa quy trình tái chế và tái sử dụng cho kinh tế tuần hoàn và xanh hơn.
Việt Nam là một trong những quốc gia đang tích cực đưa ra các chính sách và chiến lược để thúc đẩy kinh tế xanh, tuần hoàn, chia sẻ thực hiện dựa trên nền tảng kinh tế số. Chính phủ đã đưa ra các chương trình khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc sử dụng tài nguyên và quản lý chất thải một cách hiệu quả. Nền tảng công nghệ kỹ thuật số cũng được đẩy mạnh để nâng cao khả năng quản lý tài nguyên và tạo ra giá trị gia tăng từ những sản phẩm và dịch vụ tái chế.
II. Thực tiễn và giải pháp
Vai trò của chính phủ: Nhân tố tối quan trọng làm chuyển đổi hệ sinh thái
Vai trò và nhiêm vụ của Chính phủ cơ bản tập trung vào một số đề xuất giải pháp với cấu trúc hệ thống, cơ chế chức năng và trách nhiệm vận hành nghiệp vụ sau:
Tập trung đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D): cần đẩy mạnh đầu tư vào nghiên cứu và phát triển chính sách, thiết lập cơ chế, quy trình khoa học và thực thi đồng bộ cho công cuộc phát triển. Song song, ứng dụng công nghệ xanh, công nghệ tuần hoàn phù hợp đến tiên tiến nhằm tạo ra hành lang pháp lý cho các giải pháp kiến tạo và hiệu quả bao gồm các lĩnh vực như: năng lượng tái tạo, quản lý tài nguyên, vận chuyển (giao thông, vận tải) và xử lý các loại chất thải và tái chế, vân vân.
Đào tạo và Giáo dục nhận thức công chúng: Để đảm bảo sự chuyển đổi và phát triển kinh tế xanh và bền vững, cần có sự nhận thức và tham gia của công chúng. Cần đẩy mạnh và đầu tử vào giáo dục và đào tạo nhằm tăng cường sự nhận thức về ý nghĩa và bản chất căn cơ của các mô hình kinh tế này; và vai trò quan trọng của mỗi cá nhân và doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường và xây dựng một tương lai bền vững và thịnh vượng chung. Đồng thời, tối quan trọng, cần xây dựng được một hệ giá trị văn hóa hành vi xanh, nền tảng căn cơ của sự phát triển bền vững.
Khuyến khích sự hợp tác công tư: Đối tác công tư cần được hỗ trợ tài chính (chất xúc tác ban đầu), thực thi và hợp tác chặt chẽ để thúc đẩy đổi mới và phát triển kinh tế dựa trên nền tảng công nghệ số. Các chính sách, cơ chế và quy định cần tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác giữa các doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu (các nhà khoa học) ứng dụng và chính phủ để thúc đẩy sự chuyển đổi và áp dụng sự dụng sản phẩm và dịch vụ xanh và tuần hoàn của các bên liên quan vào đời sống của chính tổ chức, cộng đồng và xã hội.
Xây dựng hệ thống Luật và khung pháp lý là cần thiết; chính sách, cơ chế và quy định của khung pháp lý rõ ràng, minh bạch, nhất quán và đồng bộ để hỗ trợ sự đổi mới trong các lĩnh vực kinh tế, kinh tế hội tụ. Điều này bao gồm việc thiết lập các tiêu chuẩn, tiêu chí phù với địa phương nhằm bảo vệ môi trường, khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo, xử lý chất thải, tái chế, tái sử dụng và thúc đẩy các hình thức kinh doanh đổi mới và sáng tạo trong sản xuất sản phẩm tuần hoàn và dịch vụ tái tạo.
Tạo điều kiện kinh doanh và đầu tư: Cần tạo ra môi trường kinh doanh và đầu tư thuận lợi cho các doanh nghiệp và tổ chức có ý định thực hiện các dự án và hoạt động Kinh tế xanh và tuần hoàn trên nền tảng công nghệ số. Điều này bao gồm các chính sách thuế, ưu đãi và hỗ trợ tài chính hoàn lại và không hoàn lại để khuyến khích các hoạt động kinh tế xanh và đầu tư vào các dự án bền vững.
Tóm lại, giải pháp tổng hợp chuyển dịch là đổi mới cấu trúc, chức năng và thực thi trách nhiệm vận hành nghiệp vụ nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả, tính linh hoạt, và khả năng thích ứng của hệ thống cơ chế quốc tế nói chung và quốc gia nói riêng. Và đây là sự kết hợp hài hòa, đồng bộ và tổng hợp giữa đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, giáo dục và đào tạo, và sự nhận thức của công đồng quốc tế đối với hệ sinh thái doanh nghiệp quốc gia nhằm tạo điều kiện cho môi trường kinh doanh và đầu tư thuận lợi, tạo công ăn việc làm mới và ổn định an sinh xã hội.
Vai trò của các nhà Khoa học
Các nhà khoa học đóng vai trò quan trọng trong sự chuyển dịch kinh tế xanh bằng cách đóng góp kiến thức tổng hợp, nghiên cứu và phát triển các phương pháp luận và giải pháp khoa học cụ thể và thực tiển. Ứng dụng công nghệ là cần thiết để thúc đẩy các giải pháp phù hợp này vào với môi trường và năng lực xã hội thực thi. Và dưới đây là một số vai trò quan trọng của các nhà khoa học trong lĩnh vực này:
Nghiên cứu và phân tích về tài nguyên kinh tế, xã hội, môi trường và công nghệ, đồng thời phân tích tác động của các mô hình hoạt động kinh tế liên quan. Họ cung cấp thông tin, dữ liệu phân tích khoa học cho 3 thành phần liên quan: doanh nghiệp, chính quyền và cộng đồng xã hội để đưa ra những quyết sách và định hướng phát triển kinh tế xanh.
Phát triển công nghệ ứng dụng và sáng kiến đổi mới để tạo ra các giải pháp và quy trình mới, đột phá, nhằm đưa vào sản phẩm và cung cấp dịch vụ thân thiện với môi trường. Các công nghệ này bao gồm cả các quy trình tái chế, tái sử dụng, tiết kiệm năng lượng, sử dụng tài nguyên tái tạo và các hệ thống quản lý thông minh để tối ưu hóa sử dụng tài nguyên. Tư vấn và hỗ trợ chính sách trong việc xây dựng cơ chế và quy định liên quan đến kinh tế tuần hoàn và xanh. Họ cung cấp thông tin khoa học, đánh giá tác động và khả năng thực hiện các biện pháp thực thi chính sách, đồng thời đề xuất giải pháp và khuyến nghị để thúc đẩy sự chuyển đổi bền vững và đồng bộ.
Giáo dục và tăng cường nhận thức, đây là quá trình bền bỉ và kiên cường trong việc giáo dục và tăng cường nhận thức về bản chất phát triển kinh tế xanh cho cộng đồng xã hội và từ các cấp Lãnh đạo đến nguồn nhân lực xã hội thực thi. Họ tham gia vào việc đào tạo, giảng dạy và truyền đạt kiến thức về các khía cạnh môi trường và phát triển xã hội bền vững cho cộng đồng, sinh viên, học sinh và các bên liên quan khác. Hợp tác và kết nối các nhà khoa học tạo ra mạng lưới hợp tác tổng lực với các tổ chức, doanh nghiệp, chính phủ và cộng đồng quốc tế để thúc đẩy sự chuyển đổi kinh tế xanh và tuần hoàn. Họ tham gia vào các dự án nghiên cứu, chia sẻ thông tin và kết nối cộng đồng khoa học quốc tế, trong nước để đổi mới và sáng tạo ra giải pháp giải quyết các vấn đề mang bản chất toàn cầu và địa phương.
Vai trò của doanh nghiệp
Thúc đẩy sự đổi mới và phát triển công nghệ cho sản xuất và cung cấp dịch vụ. Doanh nghiệp có khả năng tạo ra và phát triển các công nghệ và công nghệ ứng dụng, quy trình sản xuất sản phẩm và dịch vụ mới nhằm tối ưu hóa sử dụng tài nguyên trong quá trình sản xuất tuần hoàn và giảm tác động môi trường. Bằng cách đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, doanh nghiệp có thể tạo ra các giải pháp sáng tạo và đột phá để thúc đẩy phát triển giá trị chuỗi cung ứng, cung – cầu, của nền kinh tế xanh.
Thực hiện quy trình quản lý và sản xuất theo tiêu chuẩn phát triển bền vững của Doanh nghiệp. Họ có trách nhiệm áp dụng các tiêu chuẩn, tiêu chí và quy định mới về bảo vệ môi trường và quan hệ nhân sự lành mạnh theo hệ thống Quản trị, Môi trường và Xã hội (Environment, Social, Governance – ESG) để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội. Điều này bao gồm việc quản lý tài nguyên, quy trình sản xuất tuần hoàn, vận hành công nghiệp và phát triển hệ thống quản trị nội bộ toàn diện.
Xây dựng mô hình kinh doanh đổi mới và sáng tạo dựa trên nguyên tắc bền vững, trong đó tăng cường hiệu suất sử dụng tài nguyên tái chế và tái sử dụng, kéo dài vòng đời sản phẩm, đẩy mạnh sử dụng năng lượng tái tạo, và tạo ra các sản phẩm và dịch vụ có ích cho cộng đồng.
Vai trò của cộng đồng xã hội
Cộng đồng xã hội có thể đóng góp cho kinh tế xanh, tuần hoàn và phát triển bền vững bằng cách tham gia vào các hoạt động thiết thực bảo vệ môi trường, đẩy mạnh và khuyến khích sử dụng sản phẩm tái chế và xây dựng giá trị văn hóa của hệ sinh thái xanh như:
- Xây dựng ý thức và tác động xã hội: Cộng đồng xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng ý thức về bản chất của phát triển kinh tế xanh và tuần hoàn. Các hoạt động giáo dục, tuyên truyền và nhận thức của cộng đồng có thể tạo ra tác động tích cực, thúc đẩy sự thay đổi và xây dựng hệ giá trị văn hóa hành vi xanh, có trách nhiệm.
- Khuyến khích, hỗ trợ và sử dụng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp xanh: Sự khuyến kích của Cộng đồng xã hội bằng sự hỗ trợ và tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp xanh và tuần hoàn. Đồng thời, cộng đồng cũng có thể tạo ra các sáng kiến và hợp tác để giúp doanh nghiệp xanh phát triển và mở rộng.
- Tham gia vào sự phản hồi và giám sát: ứng dụng các nền tảng công nghệ, mạng xã hội, cộng đồng người tiêu dùng có quyền tham gia vào giám sát, đánh giá và phản hồi ý kiến liên quan đến kinh tế tuần hoàn và xanh nói chung và các bên cung cấp sản phẩm và dịch vụ nói riêng. Điều này có thể thể hiện qua việc tham gia vào quá trình đánh giá, truy xuất nguồn gốc, đưa ra ý kiến liên quan những tác động đến môi tường và hoạt động của doanh nghiệp nhằm đảm bảo sự tuân thủ các quy tắc và tiêu chuẩn trong quá trình sản xuất sản phẩm và dịch vụ.
III. Kết luận
Kinh tế xanh, tuần hoàn, chia sẻ quản trị và quản lý trên nền tảng kinh tế số là một xu thế phát triển nhanh, xa, sâu rộng, đồng bộ và bền vững của tương lai. Tận dụng tài nguyên một cách hiệu quả, giảm thiểu tác động môi trường và anh sinh xã hội là mục tiêu cuối cùng đề phát triển thịnh vượng chung. Sự dịch chuyển và chuyển đổi từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế hội tụ là điều kiện tất yếu và đầy đủ để chống biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế bền vững, và Việt Nam cũng không nằm ngoài sự chuyển dịch này.
Sự chuyển đổi kinh tế xanh và tuần hoàn đòi hỏi sự hợp tác đan xen, xuyên suốt và đồng bộ giữa chính phủ, doanh nghiệp, các nhà khoa học và cộng đồng xã hội. Kinh tế xanh nói riêng và hội tụ nói chung sẽ mang lại lợi ích sáng tạo, tăng cường hiệu suất sử dụng tài nguyên và giảm chất thải và khí thải nhà kính ra môi trường. Để đạt được mục đích tối thượng này, cần áp dụng công nghệ, quản trị hệ thống, quản lý nghiệp vụ và trách nhiệm thực thi kiên cường, lâu dài, thay đổi tư duy kinh doanh, và xây dựng một hệ giá trị văn hóa hành vi xanh cho cộng đồng và xã hội. Sự cam kết và quyết tâm bền bỉ của 4 nhân tố trong công cuộc bảo tồn và tiếp tục xây dựng một tương lai thịnh vượng chung cho mọi người và đất nước./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. https://greenly.earth/en-us/blog/company-guide/green-economy--meaning-and-principles
2. https://en.wikipedia.org/wiki/Sustainable_development
3. https://moit.gov.vn/.../phat-trien-ben-vung-o-viet-nam...
4. Green Economy | History Timeline (historytimelines.co)
5. The Dirty Energy Fueling Amazon’s Data Gold Rush | The Nation
6. Harmony Sustainable Growth Fund
7. https://momentum.co.uk/media/1nabswon/harmony-sustainable-growth-gbp-factsheet-february-2024-class-e.pdf
8. Transforming our world: the 2030 Agenda for Sustainable Development – Mission of Net-Zero Economy - transforming sustainable prosperity
9. https://sdgs.un.org/2030agenda
10. The Institutional Investor’s Guide to ESG
11. The Institutional Investor's Guide to ESG Investing | Pensions & Investments (pionline.com)
12. Harmony Sustainable Growth Fund
13. https://momentum.co.uk/media/1nabswon/harmony-sustainable-growth-gbp-factsheet-february-2024-class-e.pdf
14. Ellen MacArther Foundation (EMA) (2013). Towards the Circular Economy: Economic and Business Rationale for an Accelerated Transition.
15. Geyer R. , Jambeck J. R., Law K. L. (2017). Production, use and fate of all plastics ever made, Science Advances.
16. Hai H.T., Quang N.D., Thang N.T., Nam N.H. (2020). Circular Economy in Vietnam”. Circular Economy: Global Perspective. Springer, Singapore Pearce D, Turner RK (1990). Economics of Natural Resources and the Environment. Baltimore, Johns Hopkins University Press.
17. OECD (2019). Business Models for the Circular Economy: Opportunities and Challenges for Policy.
18. Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (2020). Nghiên cứu, đánh giá, đề xuất các mô hình phát triển nền kinh tế tuần hoàn phù hợp với Việt Nam trong bối cảnh thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu.
TS. Trần Quý - Viện Trưởng Viện Phát triển kinh tế số Việt Nam
Tim Nguyễn - Phó Viện trưởng Viện Nghiên Cứu ứng dụng và Đổi mới sáng tạo doanh nghiệp