Lễ hội “ăn trâu” của dân tộc Ka-Tu ở Quảng Nam

Thứ hai, 27/06/2022 14:20
(ĐCSVN) – Lễ hội “ăn trâu” là một trong những tín ngưỡng thần linh quan trọng của người Ka-Tu, được tổ chức vào các dịp mừng lúa mới, mừng nhà mới, cưới xin…, và là hình thức sinh hoạt cộng đồng không thể thiếu trong đời sống của đông bào.

Đồng bào Ka-Tu sinh sống chủ yếu ở các huyên miền núi dọc biên giới phía Tây của Tỉnh Quảng Nam. Nhiều nhất là ở các huyện Tây Giang- Đông Giang- Nam Giang. Tộc người Ka-Tu cũng như bao tộc người anh em sinh sống ở vùng Trường Sơn – Tây Nguyên, người Ka-Tu ở Quảng Nam cũng có những lễ hội, phong tục, tập quán và tín ngưỡng đôc đáo, hay, lạ gắn liền với đời sống và tâm linh vạn vật hữa linh nơi núi rừng thiêng huyền thoại.

Nghệ nhân Ka-Tu trang trí cây nêu chính, chuân bị làm lễ hội Ăn trâu của làng.

Môi trường sống đa dạng về đông thực vât, cây rừng, chim thú tạo cho con người Ka-Tu cũng rất đa dạng về các vị thần (tín ngưỡng đa thần) mà người Ka-Tu gọi là Yàng (Yàng trời, yàng đất, yàng người, yàng sông suối, núi đồi, yàng cây cối, yàng bầu bí, ngô lúa, yàng chùm ché…. và có cả yàng nhà cửa…. Một thế giới yàng sa số (các thần đại diện cho con người như cây cối, chim thú và cả các đồ vật trong nhà vô tri vô giác cũng có yàng). Ở đây điều thú vị trong tín ngưỡng đa thần của người Ka-Tu là cho thấy sự gắn kết với vạn vật, sự giao thoa rất rõ với thiên nhiên, môi trường sống, thứ hai là sự chứng giám về hành vi, ứng xử người với người, người với môi trường sống không chỉ có con người làm chủ, chính kiến, chứng giám xét xử mà cao hơn có cả những sự vật, hiện tượng ở xung quanh đó là các yàng trời, đất, những gì từ gần gủi, tốt đẹp đến xa lạ và cả điểm xấu đều luôn hiện hữa và tồn tại trong tiềm thức tâm linh của con người và vạn vật.

Lễ hội đâm trâu là một trong những tín ngưỡng thần linh quan trọng của người Ka -Tu, được tổ chức vào các dịp mừng lúa mới, mừng nhà mới, cưới xin…, và là hình thức sinh hoạt cộng đồng không thể thiếu trong đời sống của đông bào. Với quan niệm: khi Yàng và các vị thần linh nhận lễ vật, nhất là trâu, thì sẽ giúp dân làng tránh được rủi ro, bệnh tật, tai nạn, mùa màng sẽ bội thụ, cuộc sống sẽ ấm no quanh năm…

Rộn ràng điệu múa tân tung, da dă mừng lúa mới ở nhà Gươl Ka-Tu Tây Giang. 

Lễ hội ăn trâu thường diễn ra vào lúc nông nhàn, mọi người vui chơi, nghỉ ngơi đẻ chuẩn bị cho mùa rẫy mới, thường vào tháng ba hoặc tháng tư âm lịch.

Để chuẩn bị cho lễ hội đâm trâu, người Ka-Tu chọn một con trâu đực to khỏe để tổ chức lễ đâm trâu. Địa điểm chọn đâm trâu thường được tổ chức trước nhà Gươl truyền thống. Vào dịp này bà con vui mừng tổ chức nhiều hoạt động hết sức ý nghĩa như: hát lý, đánh chiêng, múa tung tung da dá, liên hoan văn nghệ...để cùng nhau tổ chức đâm trâu hiển tế thần linh.

Các vât lễ cúng rất đa dạng và tượng trưng khá đầy đủ cho các loại thần nhằm cầu mùa màng sinh sôi, nẩy nở, buôn làng luôn no ấm, dân làng luôn an bình. Trong nghi lễ ăn trâu, hình ảnh hai cây nêu phụ (đơ đoong) hướng đầu vào nhau và tiếp nối nhau ngay đỉnh đầu cây nêu chính (chi nur), nơi giao điểm hai ngọn của cây nêu phụ có gắn mộ con chim yến, chim khát vọng tự do, được làm bằng gỗ mềm, hoăc củ sắn treo lơ lững trên đầu cây nêu chính công với những họa tiết và hình vẽ lối cổ truyền thể hiên tinh thần đoàn kết, sức mạnh khối đại đoàn kết công đồng, niềm khát khao vươn lên chỉnh phục thiên nhiên, vũ trụ.

Tái hiện lễ hội Ăn trâu dựng cây nêu tại làng truyền thống Ka-Tu
 huyện Tây Giang. 

Nếu là "ăn trâu" làm đám cưới, khi chuẩn bị tiến hành nghi lễ hiến trâu, đoàn nhà gái trong lúc đi vòng múa nghi lễ sẽ cử người cầm nỏ bắn lên trời theo hướng con chim Yến đang treo trên cây nêu phụ, nhưng tuyện đối không được bắn trúng, vì nếu bắn trúng sẽ là điểm báo xấu và bị xử phạt một con trâu. Phải bắn lệch để lời khấn được Yàng chấp thuật, chim Yến được sống tự theo lời ý niệm của Yàng, mọi ràng buộc giữa hai bên nhà trai, gái được tháo gỡ từ đây con cái sống khoẻ mạnh, chim Yến sống hiền hoà với con người, mang thần phù hộ những điều tốt đẹp cho hai gia đình. Còn nếu trong các lễ hội ăn trâu vào các việc khác như vào Gươl mới, cúng tạ ơn rừng, kết nghĩa giữa các làng thì cũng có khắc chim Yến trên cây nêu phụ, nhưng lời khấn khi thực hiện nghi thức bắn lệch chim Yến sẽ theo mục đích của lễ hội "ăn trâu", thường là xin Yàng phù hộ cho dân làng vui, khoẻ, đoàn kết, an lành, mùa màng bội thu, no đủ suốt đời.

Trò chơi dân gian trong phần hội của lễ hội "ăn trâu" cúng tạ ơn rừng của người Ka-Tu. 

Lễ hôi “ăn trâu” của người Ka-Tu luôn gắn liền với các nghi lễ khác. Lễ hôi “ăn trâu” không chỉ là lễ hôi đơn thuần, đó là tất cả những tâp tục, văn hóa, tín ngưỡng và cả sự gắn kết công đồng rất chăt chẽ, đồng thời nó là môt trong các lễ hôi lớn nhất - mang tính công đồng rất cao của dân tôc Ka- Tu. Lễ hội "ăn trâu" của người Ka-Tu cũng là cái nuôi để các loại hình văn hóa khác như trang phục, trang sức, điệu múa tân tung, nhạc cụ trống, chiêng, thanh la, hát lý- nói lý, các trò chơi dân gian trong phần hội và cả không gian tái hiện nghệ thuật âm thực truyền thống được phát triển.

KV

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực