Núi lửa là gì?
Núi lửa là một vết đứt gãy của lớp vỏ trái đất, cho phép dung nham, tro núi lửa và khí thoát ra ngoài.
Trên thực tế, lớp vỏ trái đất được chia thành 7 mảng kiến tạo lớn, càng sâu bên trong càng nóng và mềm. Núi lửa xuất hiện ở ranh giới giữa các mảng kiến tạo, và hầu hết là ở dưới nước.
Theo thống kê, ngọn núi lửa lớn nhất thế giới có tên Mauna Loa, nằm ở tiểu bang ở tiểu bang Hawaii, Hoa Kỳ. Tên Mauna Loa có nghĩa là “ngọn núi dài” đã nói lên phần nào kích thước của nó. Dãy núi chiếm tới ½ diện tích quần đảo Hawaii, và là địa điểm du lịch lý tưởng dành cho những ai ưa mạo hiểm. Tính từ năm 1843, ngọn núi lửa đã phun trào 33 lần, và lần cuối cùng là vào năm 1984. Nham thạch và khói bụi mà ngọn núi này tạo ra đã bao phủ phần lớn dân cư của bang.
Quá trình hình thành núi lửa
Núi lửa được hình thành là do nhiệt độ bên dưới bề mặt Trái đất rất nóng, càng đi sâu về phía tâm Trái đất, nhiệt độ càng tăng lên. Ở độ sâu khoảng 20 dặm trong lòng đất, nhiệt độ ở đây nóng tới mức có thể làm tan chảy hầu hết các loại đá.
Khi đá nóng chảy, chúng giãn nở và cần nhiều không gian hơn. Tại một số khu vực trên Trái đất, các dãy núi liên tục được nâng lên. Áp suất ở bên dưới những ngọn núi này không lớn nên một hồ chứa đá nóng chảy hay còn gọi là mắc ma hình thành bên dưới.
Đá nóng chảy liên tục được đẩy lên trên và kết quả là những ngọn núi liên tục tăng độ cao. Khi áp lực trong các hồ mắc ma cao hơn áp lực được tạo bởi lớp đá bên trên, mắc ma sẽ phụt lên và tạo thành núi lửa.
Trong quá trình phun trào, khí ga nóng và các chất rắn khác cũng bị hất tung lên không trung. Những chất được phun trào ra từ miệng núi lửa sẽ rơi xuống sườn núi và chân núi, hình thành một ngọn núi hình nón.
Cấu tạo một ngọn núi lửa
|
Cấu tạo của núi lửa (Nguồn: sưu tầm) |
Núi lửa khác với núi thông thường là sẽ có miệng ở đỉnh. Qua từng thời kỳ, khoáng chất nóng chảy với nhiệt độ và áp suất cao sẽ phun ra ngoài thông qua miệng núi. Vật chất thoát ra và tụ lại bên hông núi lửa, chồng thành nhiều lớp khoáng chất. Sau nhiều vụ phun trào, những lớp này ngày càng dày tạo thành hình dạng của núi lửa.
Bên dưới núi lửa là một túi đá nóng gọi là lò dung nham. Dung nham nóng chảy phải đi qua họng núi lửa mới đến miệng và phun ra ngoài.
Các dạng núi lửa
Chúng ta thường quen thuộc với hình ảnh núi lửa hình nón, tuy nhiên đây chỉ là một trong những dạng núi lửa trên trái đất hiện hay.
Vết nứt núi lửa
Vết nứt núi lửa (núi lửa khe nứt hay phun trào khe nứt) là những khe nứt bằng và thẳng kéo dài trong đá ở bề mặt trái đất. Các vụ phun trào khe nứt thường sẽ xảy ra ở dãy giữa đại dương.
Núi lửa hình khiên
Giống như tên gọi của mình, núi lửa hình khiên có dạng giống cái khiên, được hình thành từ sự phun trào dung nham có độ nhớt thấp. Thông thường, núi lửa hình khiên thường không nổ lớn khi phun trào, do dung nham ít nhớt có chứa ít Silica.
Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp núi lửa hình khiên tại khu vực biển, và dãy Mauna Loa là một ví dụ điển hình.
Vòm dung nham
Vòm dung nham được hình thành từ dung nham có độ nhớt cao và chảy chậm, đôi khi còn xuất hiện trong miệng núi lửa của một vụ phun trào đã xảy ra trước đó.
Giống như trương trường hợp của ngọn núi Núi St. Helens hình thành từ đỉnh Lassen. Tương tự núi lửa dạng tầng, vòm dung nham có khả năng tạo nên những vụ phun trào mạnh nhưng dung nham lại không bắn xa khỏi lỗ phun.
Núi lửa vòm ẩn
Vòm ẩn được hình thành từ dung nham nhớt, bị đẩy lên khiến bề mặt bị phình to lên so với địa hình xung quanh. Như trong vụ núi lửa St. Helens phun trào năm 1980, dung nham dưới bề mặt ngọn núi tạo nên một chỗ phồng, sau đó trượt xuống sườn bắc của ngọn núi.
Núi lửa dạng tầng
Núi lửa dạng tầng (còn gọi là núi lửa hỗn hợp) là những ngọn núi cao hình nón, hình thành từ nhiều lớp dung nham khác nhau. Chúng bao gồm nhiều cấu trúc khác nhau tạo nên.
Núi lửa dạng tầng có than xỉ và tro chồng lên nhau do quá trình phun trào lặp đi lặp lại. Theo nghiên cứu, tro từ các núi lửa dạng tầng vô cùng nguy hiểm, bởi khả năng phun trào mạnh mẽ, tàn phá lớn môi trường sông xung quanh. Các mạt vụn mà núi lửa tạo nên được gọi là bom núi lửa, có thể dài tới 1,2m và nặng tới vài tấn. Bên cạnh đó, núi lửa dạng tầng cũng dốc hơn núi lửa hình khiên, với độ dốc khoảng 30-35°.
Siêu núi lửa
Siêu núi lửa thường có hõm chảo lớn và sức phá hủy diện rộng, thậm chí có khả năng phá hủy cả 1 lục địa. Những ngọn núi lửa này có khả năng làm tăng nhiệt độ trái đất một cách nhanh chóng do lượng lớn lưu huỳnh và tro phóng ra khí quyển.
Một số siêu núi lửa điển hình được ghi lại bao gồm hõm chảo Valles tại New Mexico, hõm chảo Yellowstone trong Vườn quốc gia Yellowstone hồ Taupo tại New Zealand và miệng núi lửa Ngorongoro ở Tanzania.
Núi lửa dưới nước
Núi lửa dưới nước hay núi lửa ngầm thường xuất hiện ở mặt đáy biển. Núi lửa ngầm phun trào gây ra những địa chấn và âm thanh kỳ lạ kéo dài./.