Tôm khỏe nhờ chế phẩm sinh học
Từ nay đến năm 2020 và định hướng đến 2030, tập trung phát triển mạnh nghề nuôi tôm gắn với chế biến xuất khẩu được xác định là mục tiêu chiến lược và đột phá của tỉnh Bạc Liêu. Đặc biệt là phát triển các mô hình nuôi tôm sạch sử dụng vi sinh, nhằm tạo ra các sản phẩm cạnh tranh và mang về giá trị gia tăng cao được Bạc Liêu khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho phát triển.
Vì vậy, việc nhân rộng và khuyến khích nông dân sử dụng các chế phẩm sinh học không chỉ là nhu cầu, mà còn là điều kiện cần để Bạc Liêu thực hiện thắng lợi mục tiêu trở thành “thủ phủ tôm nuôi” của cả nước. Và đến nay, một số sản phẩm vi sinh phục vụ cho nuôi tôm đã có mặt trên thị trường Bạc Liêu. Các chế phẩm sinh học thân thiện với môi trường này đã và đang tạo nên những bước đột phá khi giúp con tôm hấp thụ dinh dưỡng triệt để, tăng cường sức đề kháng. Điển hình như hộ ông Lâm Văn Bé (ấp Năm Căn, xã Hưng Thành, huyện Vĩnh Lợi) là một trong những hộ nuôi tôm có sử dụng chế phẩm sinh học và mang lại kết quả phấn khởi. Ông Lâm Văn Bé chia sẻ: “Sử dụng vi sinh Ambio (tên chế phẩm - PV), đàn tôm lớn nhanh, đều con, màu vỏ tôm tươi bóng tự nhiên. Đường ruột kéo dài đều liên tục, hệ gan tụy có hình khối chắc và rõ nét”.
Theo các nhà khoa học và các chuyên gia nuôi trồng thủy sản, vi sinh sống Ambio là một tập hợp các chủng vi sinh vật hữu ích ở dạng nước. Sau khi đi vào cơ thể tôm, các vi sinh vật này sẽ phân hủy thức ăn triệt để thành những dạng dễ tiêu hóa, giúp tôm dễ hấp thu các dưỡng chất cần cho quá trình phát triển cơ thể. Thạc sĩ Mạnh Hùng, một chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong ngành nuôi trồng thủy sản, lý giải thêm: “Khi nuôi tôm, cải thiện hệ tiêu hóa là một trong những nền tảng quan trọng nhất. Con tôm hấp thụ dinh dưỡng tốt sẽ có sức đề kháng tốt, tăng khả năng chống chịu bệnh tật. Thêm vào đó, thì khi tôm khỏe, tiêu thụ hết thức ăn cũng đồng nghĩa nồng độ các chất hữu cơ có trong chất thải của tôm ra ngoài môi trường được giảm tới mức thấp nhất. Môi trường ao nuôi được cân bằng, hạn chế ô nhiễm và sẽ giúp cho con tôm giảm khả năng nhiễm bệnh vì ô nhiễm môi trường”.
Với nguyên tắc đó, chế phẩm sinh học Ambio đặc biệt hướng đến việc giúp hệ tiêu hóa của tôm làm việc tối ưu, khỏe mạnh. Khi đó, tôm dùng thức ăn hiệu quả hơn, giảm hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR), tăng khả năng lột vỏ, mau lớn, giảm thời gian nuôi; cỡ tôm đồng đều, vỏ tươi bóng tự nhiên, đầy đủ bộ phụ, mau đạt kích thước thương phẩm và đây thật sự là sản phẩm ưa chuộng hàng đầu của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu.
Chế phẩm thân thiện với môi trường
Để nuôi tôm thành công, có một điểm nông dân nuôi tôm cần phải chú ý, đó là vấn đề lạm dụng các chất kháng sinh. Nhiều đợt xuất khẩu tôm của Việt Nam qua châu Âu, Brazil đã bị đình lại chỉ vì dư lượng kháng sinh tồn dư trong tôm vượt mức cho phép.
Thạc sĩ Mạnh Hùng giải thích: “Ao tôm bị ô nhiễm, dễ phát sinh các bệnh như hoại tử gan tụy, phân trắng… là nguyên nhân khiến nông dân sử dụng nhiều kháng sinh để giúp tôm chống lại bệnh tật”. Nhưng kháng sinh thường có hại nhiều hơn có lợi, khiến những vi sinh có lợi trong đường ruột của tôm sụt giảm, khiến hệ tiêu hóa của tôm không làm việc tốt nữa, hấp thụ chất dinh dưỡng không triệt để… Và hệ quả là thức ăn tôm không phân hủy được, không tiêu hóa hết, thải vào môi trường nước gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm, hoặc có thể là khởi đầu của một dịch bệnh nguy hiểm. Thuốc kháng sinh cũng là nguyên do khiến tôm dễ bị lờn thuốc, dẫn đến chết hàng loạt khi có dịch bệnh ồ ạt tới.
Với vi sinh sống Ambio, giờ đây vòng luẩn quẩn đó đã được giải quyết. Có nguồn gốc từ Nhật Bản và ứng dụng công nghệ Israel, vi sinh này chứa rất nhiều chủng sinh vật có lợi như: Bacillus, Lactobacillus, nấm men Saccharomyces… có thể chống lại các vi sinh vật gây hại nhờ vào việc giúp tôm tổng hợp kháng sinh tự nhiên, gây ức chế và tiêu diệt mầm bệnh.
Sự nghiệp phát triển ngành nuôi tôm sạch ở Bạc Liêu đang khởi sắc hơn bao giờ hết, khi công nghệ chế phẩm sinh học giúp nông dân một lối ra mới, thân thiện với môi trường, sản phẩm an toàn và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Với tiến bộ mới của ngành công nghệ sinh học, khái niệm “tôm sạch” đã không còn là giấc mơ xa vời.