Tăng cường huy động nguồn lực cho phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS và MN

Thứ năm, 01/12/2022 11:03
(ĐCSVN) – Để thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS&MN năm 2023, các cơ quan, địa phương phải tích cực triển khai các hoạt động đầu tư ngay từ đầu năm, tập trung tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách; tăng cường huy động vốn từ ngân sách địa phương, các nguồn đóng góp hợp pháp bổ sung nguồn lực cho Chương trình.

Ủy ban Dân tộc cho biết, trong năm 2023, nhằm thực hiện hiệu quả các mục tiêu Chương trình, Ủy ban đã đề ra 7 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể như sau:

Chỉ đạo xây dựng và ban hành Chương trình công tác năm 2023 của Ban Chỉ đạo Trung ương và Tổ công tác về Chương trình MTQG DTTS&MN, bám sát các chỉ tiêu nhiệm vụ về Chương trình năm 2023 và cả giai đoạn; Chỉ đạo địa phương tổ chức triển khai các hoạt động đầu tư ngay từ đầu năm, đảm bảo kịp thời, đúng kế hoạch; chỉ đạo cơ quan Chủ chương trình và các bộ, cơ quan chủ trì dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình nắm tình hình, tập trung tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách trong quá trình tổ chức thực hiện.

Thành lập các Đoàn giám sát chuyên đề “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030”.

 Tăng cường huy động các nguồn lực để bổ sung nguồn lực cho triển khai thực hiện Chương trình.

Ảnh minh họa: TH

Sớm phê duyệt Đề án chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình MTQG dân tộc thiểu số và miền núi; phối hợp với các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương tổ chức thực hiện Kế hoạch triển khai năm 2023 đảm bảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả.

Tăng cường thực hiện đa dạng hóa nguồn lực triển khai, trong đó ngân sách nhà nước là quan trọng và có ý nghĩa quyết định, ưu tiên phân bổ vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong thực hiện Chương trình; huy động, khuyến khích sự tham gia, đóng góp của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.

Chỉ đạo, hướng dẫn công tác rà soát, lập, xây dựng và hoàn thiện ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 và 02 năm 2024-2025. Chỉ đạo, rà soát các nội dung trong Chương trình để tránh trùng lặp, hoặc bỏ sót nhiệm vụ.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và trong tầng lớp nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số về Chương trình MTQG dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần tạo sự đồng thuận và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự đồng tâm, hiệp lực của toàn xã hội trong triển khai thực hiện Chương trình, khơi dậy ý chí chủ động vươn lên của người nghèo, của đồng bào dân tộc thiểu số, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của nhà nước, của cộng đồng.

Thực hiện các Kế hoạch kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình MTQG dân tộc thiểu số và miền núi; chỉ đạo tổng hợp, theo dõi tiến độ triển khai và báo cáo kết quả thực hiện Chương trình ở cấp trung ương và địa phương với Hội đồng Dân tộc và các cơ quan của Quốc hội.

Với các nhiệm vụ cụ thể như trên, Ủy ban Dân tộc đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 tiếp tục đôn đốc các bộ, ngành và địa phương ưu tiên bảo đảm nguyên tắc đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững, tập trung cho các xã, thôn, bản khó khăn nhất, giải quyết các vấn đề bức xúc, cấp bách nhất; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, các nhóm dân tộc thiểu số khó khăn nhất; công khai, dân chủ, phát huy quyền làm chủ và sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng và người dân; phát huy tinh thần nỗ lực vươn lên của đồng bào dân tộc thiểu số; Đẩy mạnh phân quyền, phân cấp, ủy quyền cho địa phương trong xây dựng, tổ chức thực hiện Chương trình phù hợp với điều kiện, đặc điểm, năng lực, thế mạnh, bản sắc văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Đồng thời, ưu tiên việc đẩy nhanh tiến độ lập kế hoạch và giao vốn cho các địa phương ngay từ đầu năm 2023, tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách để nâng cao hiệu quả đầu tư của Chương trình; đẩy mạnh thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong vận hành hệ thống giám sát, đánh giá về Chương trình; đẩy mạnh công tác truyền thông, thông tin; huy động đa dạng hóa nguồn vốn, nhất là vốn ODA, vốn vay ưu đãi để triển khai thực hiện Chương trình; tăng cường huy động vốn từ ngân sách địa phương, các nguồn huy động đóng góp hợp pháp của doanh nghiệp, vận động tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để bổ sung nguồn lực cho triển khai thực hiện Chương trình./.

T. Huyền

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực