Thanh Hóa: Ưu tiên, lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện những mục tiêu về văn hóa dân tộc thiểu số

Thứ hai, 14/08/2023 09:27
(ĐCSVN) - Tỉnh Thanh Hóa ưu tiên, lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ, đầu tư phát triển của Nhà nước thông qua các Chương trình 30a, Chương trình giảm nghèo; Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030; Chương trình xây dựng nông thôn mới… nhằm mục tiêu trong giai đoạn 2023 - 2025, căn bản hoàn thành việc sưu tầm, biên soạn và số hóa các tư liệu, tài liệu, sách, tác phẩm văn học nghệ thuật tiêu biểu lưu giữ tiếng nói, chữ viết dân tộc thiểu số.

Căn cứ Nghị quyết số 88/2019/QH ngày 18/11/2019 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Quyết định số 1719/QĐ-TTg  ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025; Chương trình hành động số 15-CTr/TU ngày 25/5/2021 của Tỉnh uỷ Thanh Hóa về việc thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu trong giai đoạn 2023 - 2025, căn bản hoàn thành việc sưu tầm, biên soạn và số hóa các tư liệu, tài liệu, sách, tác phẩm văn học nghệ thuật tiêu biểu lưu giữ tiếng nói, chữ viết; thông tin, dữ liệu về trang phục, nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số và tổ chức truyền dạy trong cộng đồng; biên soạn được sổ tay tiếng nói cho dân tộc Mường và tiếng nói, chữ viết dân tộc Thái, Mông, Dao; xây dựng được phòng trưng bày truyền thống; tuyên truyền quảng bá về giá trị văn hóa truyền thống trên các kênh thông tin đại chúng và không gian mạng.

Tỉnh Thanh Hóa phấn đấu 100% các huyện miền núi tổ chức tuyên truyền người dân tự làm, sản xuất y phục và duy trì mặc trang phục trong ngày lễ, tết 

Các huyện miền núi tổ chức được các lớp đào tạo đội ngũ nghệ nhân có khả năng truyền dạy tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống dân tộc Mường, Thái, Mông, Thổ, Dao, Khơ Mú trong cộng đồng các dân tộc thiểu số; các lớp truyền dạy tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống trong cộng đồng và trong hệ thống các trường dân tộc nội trú trên địa bàn; xây dựng được các mô hình câu lạc bộ dạy học tiếng nói, chữ viết; mô hình bảo tồn và phát huy giá trị tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề thủ công của dân tộc Mường, Thái, Mông, Thổ, Dao, Khơ Mú.

Tỉnh cũng phấn đấu 100% các huyện miền núi tổ chức tuyên truyền người dân tự làm, sản xuất y phục và duy trì mặc trang phục trong ngày lễ tết, trong hoạt động học tập. Tổ chức liên hoan, hội thi, hội diễn; trưng bày triển lãm về trang phục truyền thống trong Ngày hội văn hoá các dân tộc; liên hoan, hội diễn, biểu diễn các loại hình văn hóa dân gian bằng tiếng dân tộc Mường, Thái, Mông, Dao, Thổ, Khơ Mú.

Tổ chức được các chương trình quảng bá, giới thiệu nét đẹp trong trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số phục vụ phát triển du lịch. Hình thành một số sản phẩm du lịch từ trang phục và nghề truyền thống để giới thiệu, bày bán phục vụ khách tại một số khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.

Để thực hiện được mục tiêu này, tỉnh ưu tiên, lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ, đầu tư phát triển của Nhà nước thông qua các Chương trình 30a, Chương trình giảm nghèo; Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030; Chương trình xây dựng nông thôn mới…  

Khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa có dân số trên 1 triệu người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 60%, chủ yếu là đồng bào các dân tộc: Mường, Thái, Thổ, Mông, Dao, Khơ Mú. 

Đến tháng 5/2022, toàn tỉnh Thanh Hóa còn 67.684 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 6,77% (tăng 349 hộ, tương ứng tăng 0,03% so với cuối năm 2021) và còn 86.912 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 8,7% (tăng 86 hộ, tương ứng tăng 0,01% so với cuối năm 2021).

Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo các huyện miền núi giảm từ 19,9% xuống còn 15,19% (giảm 4,81 %, theo chuẩn nghèo giai đoạn 2022 - 2025). Tỷ lệ hộ cận nghèo giảm từ 21% xuống còn 17,07% (giảm 3,93%). Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm từ 27,23% xuống còn 19,86% (giảm 7,37%)

Trần Dũng

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực